Xem thêm:
Làm sao để thực sự chấp nhận khuyết điểm của bản thân?
“Xịt keo” với hội chứng FOSO: Nỗi sợ với khởi đầu mới
Yêu bản thân là mối tình đẹp nhất mà ai cũng phải có!
Hít thở sâu
Nghe qua thì mọi người sẽ “quánh giá” cách giữ tâm lý ổn định này liền đúng không nè! Nhưng hãy bình tĩnh để 3x5 phân tích cho mà nghe! Hít thở sâu được coi như như một liệu pháp kiểm soát cơn giận hiệu quả lắm đó nha. Bằng cách tập trung vào việc hít thở sâu và mỉm cười, bạn có thể cho phép những căng thẳng và giận dữ ra đi cùng với nhịp thở. Điều này giúp bạn đạt được một trạng thái bình tĩnh và sẵn sàng để đối mặt với mọi tình huống một cách hiệu quả hơn.
Ngoài việc giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, hít thở sâu còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe và tinh thần. Một nghiên cứu cho thấy việc hít thở sâu giúp giảm nồng độ cortisol - một hormone căng thẳng, và gia tăng khả năng chú ý. Do đó, các bác sĩ hay nhắc nhở bệnh nhân phải cố gắng hít thở sâu mỗi khi họ cảm thấy căng thẳng hay hoảng loạn. Hơn nữa, liệu pháp này cũng kích thích hệ thần kinh giao cảm làm cho bạn cảm thấy thư thái và yên bình, nó giúp những người khó ngủ dễ say “giấc nồng” nhanh hơn đó nha!
Nhai kẹo cao su - Cách giữ tâm lý ổn định không phải ai cũng biết
Nhai kẹo cao su là hành động có thể giúp bạn giảm căng thẳng và cảm xúc tiêu cực. Không nói suông đâu nha, minh chứng đây nè! Theo một nghiên cứu năm 2016, những người nhai kẹo cao su khi đang trong tình trạng căng thẳng sẽ có những lợi ích tích cực như cải thiện tâm trạng, giảm triệu chứng trầm cảm và giảm căng thẳng, lo lắng. Một nghiên cứu khác từ năm 2009 cũng phát hiện ra rằng những người nhai kẹo cao su có thể cải thiện tâm trạng tiêu cực, giúp họ giữ sự bình tĩnh. Nguyên nhân chính của hiệu quả này vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có thể việc nhai kẹo cao su làm tăng lưu lượng máu đến não giúp đẩy "mood" của bạn trở nên tốt hơn.
Xác định yếu tố gây bất ổn tâm lý
Muốn tiêu diệt kẻ thù thì trước tiên bạn phải biết mặt kẻ thù mình là ai đúng không nào? Do đó, nếu muốn tìm cách giữ tâm lý ổn định thì bạn phải nhận dạng những yếu tố khiến mình mất bình tĩnh nha. Tìm hiểu về tính cách của mình cũng giúp bạn nhận biết những điểm yếu kích hoạt cơn nóng giận của mình nữa đó. Sau khi đã xác định được “đối tượng”, bạn sẽ rút ra kinh nghiệm từ những tình huống xấu đó để không làm khó chịu người xung quanh và ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân. Cách tốt nhất trong những trường hợp ấy là thay đổi góc nhìn, quan điểm của bản thân sẽ giúp bạn vơi bớt sự “sôi máu” của bản thân.
Ví dụ, bạn có thể cảm thấy tức giận khi người khác so sánh bạn với những tiêu chuẩn mẫu. Nhưng khi thay đổi góc nhìn, bạn nhận ra bản thân đẹp theo cách riêng, không cần phải chạy theo quy chuẩn chung nào đó. Quan trọng nhất, hãy nhớ rằng bạn có quyền kiểm soát cảm xúc của mình, đừng đổ lỗi cho người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài.
Viết lại những cảm xúc hiện tại
Thay vì để cảm xúc tiêu cực cứ dồn nén và tồn đọng trong lòng thì sao bạn không viết những cảm xúc đó ra giấy. Việc ghi chép lại suy nghĩ của bản thân có thể giúp bạn giữ bình tĩnh và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực hiệu quả lắm đó nha. Năm 2017, một nghiên cứu đã thực hiện trên 66 người, yêu cầu họ viết về các sự kiện chấn thương, cảm xúc hoặc căng thẳng trong 20 phút mỗi ngày. Kết quả cho thấy việc giãi bày tâm trạng lên giấy giúp họ cải thiện khả năng đối phó cảm xúc, giao tiếp và nhận thức của mình.
Theo nhà tâm lý học John Duffy, việc tạo nên một cuốn “sổ tay cảm xúc” bao gồm những suy nghĩ, tình huống, mối quan hệ sẽ giúp chủ nhân cuốn sổ giảm bớt căng thẳng. Quá trình này là một hình thức sáng tạo giúp bạn quên đi những vấn đề trước mắt, làm cho tư duy trở nên rõ ràng và minh mẫn. Việc ghi chép còn giúp bạn nhìn nhận mọi thứ từ góc độ khác, từ đó, giải quyết các vấn đề dễ dàng hơn.
Nghĩ đến lợi ích và tác hại nếu không giữ được bình tĩnh
Trước làm dịu bản thân, hãy tự hỏi liệu sự tức giận là bạn hay kẻ thù. Nếu bạn nhận thấy quyền lợi của mình đang bị xâm phạm, sự tức giận có thể là "bạn" giúp bạn có can đảm và lập trường để bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là bạn có thể tự do thể hiện cảm xúc bằng cách chỉ trích nặng nề hoặc có những hành động không tôn trọng người khác đâu nhe. Làm vậy là mất vui đó nhe!
Nếu sự tức giận của bạn gây đau khổ hoặc gây tổn hại tiêu cực cho người khác hoặc cho chính bạn, thì sự tức giận này được xếp vào vai "kẻ thù". Nếu bạn gặp trường hợp đó, bạn cần giữ bình tĩnh, học cách xoa dịu cảm xúc của mình, không được để nó “bùng nổ” ra ngoài. Trước khi hành động trong cơn tức giận, hãy hít thở sâu và tự hỏi liệu cơn nóng giận này có mang lại điều tốt hay đây là khởi đầu của những vấn đề tệ hại khác. Nếu bạn muốn thể hiện sự khó chịu của mình, hãy làm điều đó một cách khéo léo và tránh sử dụng những ngôn từ nặng nề nhé!
Nghe bản nhạc yêu thích
Âm nhạc có thể tạo ra “ma thuật” giúp chữa lành tâm hồn của người nghe. Nghe nhạc được coi là một cách giữ tâm lý ổn định mà mọi người đều áp dụng mỗi khi bị căng thẳng hoặc buồn bã. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc có hiệu quả trong việc giảm phản ứng tâm lý của một người đối với căng thẳng. Khi nghe nhạc, cơ thể có thể sản xuất ít hormone gây căng thẳng hơn và hệ thống thần kinh có thể phục hồi nhanh hơn sau khi trải nghiệm những cảm xúc tiêu cực.
Ngoài việc giữ bình tĩnh, âm nhạc còn có thể mang lại nhiều lợi ích khác cho tâm trạng và sức khỏe của chúng ta. Nghe nhạc có thể kích thích trạng thái tư duy tích cực, tạo ra cảm giác vui vẻ và thú vị. Nó cũng có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, tạo ra một không gian thư giãn và giải tỏa stress.
Siết và nhả cơ để tạo cảm giác thư giãn
Siết và nhả cơ nghe có vẻ y học quá ha! Nhưng mà đừng coi thường nha, coi vậy mà phương pháp này hơi bị “vi dịu” đấy! Phương pháp siết cơ bắp đã được phát triển từ những năm 1920 và rất đơn giản để thực hiện. Bạn chỉ cần thắt chặt các cơ trong 10 giây, sau đó tập trung vào cảm giác thư giãn trong 20 giây. Quá trình này giúp giải tỏa căng thẳng và làm cho tâm trạng trở nên thoải mái hơn. Chuyên gia trị liệu tâm lý Kevin Chapman đã sử dụng phương pháp này để giải tỏa căng thẳng.
Phương pháp siết cơ cũng có thể được áp dụng trong các tình huống căng thẳng hoặc khi bạn cảm thấy bị áp lực. Bằng cách tập trung vào việc siết và thư giãn các cơ bắp, bạn có thể tạo ra một sự tương phản giữa căng thẳng và thư giãn, giúp bạn giữ bình tĩnh và cân bằng trong tâm trạng của mình.
Luyện thiền, tập thể dục thường xuyên
Hay bị buồn bã, nóng giận, tâm tình không tốt thì mời bạn tìm tới yoga. Yoga là một phương pháp tập luyện phổ biến không chỉ giúp bạn rèn luyện cơ thể mà còn giúp cân bằng tâm trạng và tinh thần. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng yoga có lợi ích trong việc giữ bình tĩnh và ảnh hưởng tích cực đến nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm giảm đau mãn tính, giảm căng thẳng và lo lắng, cũng như cải thiện triệu chứng trầm cảm.
Yoga tạo ra một sự kết nối giữa cơ thể và tinh thần, giúp bạn trở nên thư thái và tập trung hơn vào hiện tại. Ngoài ra, yoga còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác như cải thiện tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh tổng thể, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Nó được xem là liệu pháp cải thiện chất lượng cuộc sống và chất lượng giấc ngủ.
Suy nghĩ tích cực - Cách giữ tâm lý ổn định level cao
Suy nghĩ tích cực cũng là cách giữ tâm lý ổn định hiệu quả nhưng nó nằm ở level cao hơn. Để giữ bình tĩnh không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi đang trong cơn nóng giận. Tuy nhiên, thay đổi hướng suy nghĩ tích cực là một cách hiệu quả để làm dịu cảm xúc và giữ bình tĩnh. Một vấn đề không bao giờ chỉ có yếu tố tiêu cực, mà luôn tồn tại cả yếu tố tích cực, trong cái rủi có cái may đồ đó!
Suy nghĩ tích cực giúp bạn nhìn nhận những khía cạnh khác, những điểm sáng của vấn đề, giúp tâm lý của bạn trở nên thoải mái hơn. Vì vậy, khi gặp phải những tình huống không tốt, hãy cố gắng không để cơn nóng giận lấn át, ăn mòn bạn. Hãy suy nghĩ về cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực của vấn đề, sau đó tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Tâm sự cùng bạn bè
Một cách hiệu quả để giữ bình tĩnh là trút bỏ hết nỗi lòng với người thân thiết như bạn thân, bố mẹ hay người mà bạn tin tưởng. Bằng cách “deep talk” tâm sự với người thân thiết, bạn có cơ hội chia sẻ vấn đề của mình và thể hiện cảm xúc một cách tự do. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mục đích của việc chia sẻ là để giảm bớt sự tức giận và tìm hướng giải quyết, chứ không phải để trút giận lên người nghe nha. Nếu bạn chia sẻ vấn đề một cách tức giận, có thể làm tổn thương người nghe và họ cảm giác như là "thùng rác cảm xúc" của bạn đấy! Hơn nữa, nếu bạn chọn sai người để chia sẻ, ví dụ như người không biết giữ bí mật hoặc có ác ý với bạn, điều này có thể dẫn đến những tình huống trớ trêu khác.
Vậy là 3x5 đã chỉ cho bạn 10 cách giữ tâm lý ổn định mà ai cũng cần phải biết đó nha! Nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình thì đừng quên ghé nhà 3x5 liền nha!
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list