Khủng hoảng tâm lý và cách Gen Z vượt qua

Disclaimer

Bài viết khá dài và chi tiết nhưng 3x5 mong rằng bạn sẽ đọc thật chậm, “tiêu hóa” một cách từ từ và không cần ép bản thân phải hiểu liền những gì đọc được. Đây là thông điệp 3x5 muốn gửi đến độc giả - những người bận rộn với với cơn khủng hoảng của bản thân hoặc những ai đang đồng hành cùng người thân mắc phải các vấn đề tâm lý tương tự.

Khi đối đầu với bất kỳ cơn khủng hoảng nào, bí quyết là: Sự từ tốn. Sống thật chậm, hít thở thật chậm rãi, đi đứng và sinh hoạt cũng không cần phải gấp gáp. Hãy đọc thật chậm bạn nhé!

Khủng hoảng tâm lý là gì?

Khủng hoảng tâm lý là trạng thái mất cân bằng cảm xúc và lý trí nghiêm trọng do một người phải đối diện hoặc trải qua những sự kiện bất ngờ, khủng khiếp, gây cho họ cảm giác mất an toàn và bất lực.

Theo dõi cách mà đời sống tinh thần của con người đang phát triển: 3x5 | Health & Wellness

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), khủng hoảng tâm lý là một phản ứng tâm lý dữ dội đối với một sự kiện căng thẳng hoặc sang chấn. Nó có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, buồn bã, tuyệt vọng, tức giận, dằn vặt,...

Theo sách "Tâm lý học đại cương" của Giáo sư Lê Minh, khủng hoảng tâm lý là trạng thái mất cân bằng tạm thời về mặt tâm lý, do những biến cố đột ngột, mạnh mẽ, dữ dội tác động vào con người, làm cho họ không kịp thích ứng, dẫn đến những rối loạn về cảm xúc, hành vi, suy nghĩ.

Đọc mấy cái ở trên mà không hiểu? Đọc mấy cái ở dưới là hiểu! Ảnh: Pinterest
Đọc mấy cái ở trên mà không hiểu? Đọc mấy cái ở dưới là hiểu! Ảnh: Pinterest

Dấu hiệu bạn hoặc ai đó đang rơi vào khủng hoảng tâm lý

Dưới đây là những dấu hiệu chung, những dấu hiệu dễ phát hiện mà 3x5 tổng hợp được từ các loại khủng hoảng tâm lý. Tất nhiên, mỗi loại khủng hoảng tâm lý sẽ có những dấu hiệu, biểu hiện đặc trưng của tụi nó nữa nên hãy đề phòng nhé.

Cảm xúc:

  • Buồn bã, tuyệt vọng, sầu muộn kéo dài
  • Lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn
  • Tức giận, cáu kỉnh, bực bội
  • Tự trách bản thân, cảm thấy tội lỗi
  • Cô đơn, trống rỗng, hụt hẫng
  • Mất niềm tin vào cuộc sống
  • Có ý định tự làm hại bản thân hoặc tự tử
Buồn bã, chán nản và vô định. Ảnh: Pinterest
Buồn bã, chán nản và vô định. Ảnh: Pinterest

Hành vi:

  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Ăn uống thất thường, sụt cân hoặc tăng cân
  • Thu mình, né tránh giao tiếp xã hội
  • Sử dụng chất kích thích
  • Có hành vi tự làm hại bản thân
  • Lơ là công việc, học tập
  • Mất hứng thú với các hoạt động yêu thích

Suy nghĩ:

  • Suy nghĩ tiêu cực, bi quan
  • Luôn nghĩ về những điều tiêu cực
  • Khó tập trung, ghi nhớ
  • Khó đưa ra quyết định
  • Suy nghĩ về cái chết
Tôi biết bạn cũng overthinking mà! Ảnh: Pinterest
Tôi biết bạn cũng overthinking mà! Ảnh: Pinterest

Thể chất:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Đau nhức cơ thể
  • Ốm vặt thường xuyên
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Tim đập nhanh, khó thở

Dấu hiệu ở trẻ em và thanh thiếu niên:

  • Thay đổi tâm trạng, hành vi đột ngột
  • Hay khóc, mè nheo
  • Mất tập trung, học tập sa sút
  • Thu mình, né tránh giao tiếp
  • Có hành vi hung hăng, chống đối
  • Suy nghĩ về cái chết
Nhìn vào "gương" bạn thấy gì? Ảnh: Pinterest
Nhìn vào "gương" bạn thấy gì? Ảnh: Pinterest

Các loại khủng hoảng tâm lý phổ biến

Khủng hoảng căn tính

Hay còn được đông đảo Gen Z biết đến với cái tên: Khủng hoảng bản sắc hoặc Identity crisis.

Bạn cảm thấy bản thân cứ không hoàn thiện? Cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó?

Bạn thấy mình hơi khác thường, hoặc chẳng giống ai?

Bạn cảm giác như mình đang sống cuộc đời của một ai đó khác?

Bạn cảm thấy bản thân cứ không hoàn thiện? Ảnh: Pinterest
Bạn cảm thấy bản thân cứ không hoàn thiện? Ảnh: Pinterest

Những điều trên là biểu hiện của “Khủng hoảng căn tính” - là trạng thái mơ hồ, bất định về bản thân, giá trị, mục tiêu sống. Nó thường xảy ra ở tuổi vị thành niên hoặc khi trải qua những biến cố lớn trong cuộc sống.

Khủng hoảng bản sắc cá nhân thường xảy ra trong giai đoạn từ tuổi dậy thì đến khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Đây là giai đoạn chuyển giao quan trọng, khi con người trải qua nhiều biến đổi về cơ thể, hormone, cảm xúc và nhận thức. Lần đầu tiên, họ bắt đầu suy tư về sự nghiệp, vai trò xã hội và thậm chí là bản sắc giới của mình.

Biểu hiện:

  • Mất phương hướng: Không biết mình muốn gì, thích gì, phù hợp với nghề gì.
  • Tự đánh giá thấp: Luôn so sánh bản thân với người khác, cảm thấy mình không đủ tốt.
  • Thay đổi hành vi: Liên tục thay đổi nhiều phong cách khác nhau, có nhiều hành vi tiêu cực.
  • Mâu thuẫn nội tâm: Luôn nghi ngờ bản thân, cảm thấy lạc lõng.
  • Nghi ngờ về giới tính của bản thân
Mệt mỏi với việc "fit in" các quy chuẩn xã hội? Ảnh: Pinterest
Mệt mỏi với việc "fit in" các quy chuẩn xã hội? Ảnh: Pinterest

Nguyên nhân:

  • Tuổi tác: Tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển bản thân mạnh mẽ, nhiều thay đổi.
  • Biến cố: Mất mát người thân, thất nghiệp, chia tay,...
  • Áp lực xã hội: Kỳ vọng từ gia đình, bạn bè, xã hội.
  • Thiếu thông tin: Không hiểu rõ bản thân, thiếu định hướng nghề nghiệp.
Cảm thấy mất quyền tự chủ? Ảnh: Pinterest
Cảm thấy mất quyền tự chủ? Ảnh: Pinterest

Nãy giờ nói quá trời nghe thấy ghê quá, gì mà “khủng hoảng” rồi gì mà “vô định”. Thật ra bản chất của Identity crisis rất đơn giản, đúng là nếu để cuộc khủng hoảng này kéo dài quá lâu, bạn sẽ dần đánh mất chính mình rồi sẽ sống theo đúng kiểu mà người ta hay kêu là “sống cho qua ngày”.

Tuy nhiên, khủng hoảng căn tính cá nhân là một phần tất yếu cần phải xảy ra trong đời bạn! Theo tâm lý gia Erik Erikson, có 8 giai đoạn phát triển tâm lý trong cuộc đời của một con người, khủng hoảng bản sắc cá nhân là giai đoạn thứ 5 - đòi hỏi cần được vượt qua một cách lành mạnh.

Cuộc khủng hoảng này là một phần của quá trình trưởng thành, chấp nhận sự tồn tại của nó là điều cần thiết. Không có gì phải xấu hổ hay thất vọng về sự tổn thương của bản thân cả!

Khủng hoảng hiện sinh

Đã bao giờ bạn tự hỏi:

Tại sao tôi đang sống nhưng lại không có cảm giác như đang “sống”?

Cuối cùng thì cuộc đời có khác gì một cuộc chạy đua theo kỳ vọng của hết người này đến người kia?

Bạn cảm thấy mình không THUỘC VỀ một nơi nào, một tập thể nào cả?

Khủng hoảng hiện sinh hay Existential crisis là một khái niệm mới nổi ở Việt Nam nhưng đã rầm rộ từ rất lâu bởi cộng đồng mạng quốc tế.

Khủng hoảng hiện sinh là một trạng thái tinh thần mà một người đặt câu hỏi về ý nghĩa, mục đích và giá trị của cuộc sống. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất ở những người trẻ tuổi đang bắt đầu khám phá bản thân và vị trí của họ trên cuộc đời.

Existential crisis dễ bị nhầm lẫn với Identity crisis vì cả 2 loại khủng hoảng tâm lý đều đem đến một cảm giác lạc lõng, vô định cho người trải qua.

Tuy nhiên, khủng hoảng căn tính cá nhân nói nhiều hơn về bản thân, người bị khủng hoảng tâm lý liên quan đến căn tính cá nhân sẽ hay đem bản thân ra so sánh với người khác và rất sợ bị “bỏ lại”.

Trong khi đó, cái mà người bị khủng hoảng tâm lý hiện sinh trải qua, là cảm giác vô định với cuộc đời, tự hỏi ý nghĩa tồn tại của bản thân trên đời; cái họ thấy là sự “vô nghĩa”, “vô lý” của cuộc đời, của sự tồn tại.

Bạn có còn nhớ cảnh "khi tất thảy hóa hư vô" trong EEAAO không? Ảnh: EEAAO
Bạn có còn nhớ cảnh "khi tất thảy hóa hư vô" trong EEAAO không? Ảnh: EEAAO

Họ không đặt câu hỏi cho bản thân mà đặt câu hỏi cho ý nghĩa cuộc sống

TUY NHIÊN!

Tin mừng là khủng hoảng hiện sinh cũng không hoàn toàn xấu. Khủng hoảng hiện sinh là dấu hiệu cho thấy: Những điều cũ kỹ đang bị nghi vấn, nhường chỗ cho những tư tưởng, quan điểm mới mẻ. Khủng hoảng hiện sinh có thể được coi là một cơ hội để con người khám phá bản thân cặn kẽ, sâu sắc nhất.

Điều gì quan trọng và điều gì không? Đúng hay sai? Phải hay trái? Ảnh: EEAAO
Điều gì quan trọng và điều gì không? Đúng hay sai? Phải hay trái? Ảnh: EEAAO
"Điều quan trọng" có quan trọng hơn ước mơ thầm kín của mỗi người không? Ảnh: EEAAO
"Điều quan trọng" có quan trọng hơn ước mơ thầm kín của mỗi người không? Ảnh: EEAAO

Hãy thử đào sâu vào những chủ đề sau nếu bạn đang ở trong cơn khủng hoảng hiện sinh:

  • Lo âu và Cái chết
  • Tự do và Trách nhiệm
  • Tương quan và Cô độc
  • Tồn tại và Hư vô
  • Ý nghĩa và Vô nghĩa

Liệu sống là như thế nào? Phải sống như thế nào thì mới ý nghĩa? Cái chết có phải là sự ngừng thở hay không? Tại sao nhiều bạn bè nhưng vẫn cô độc? Khi nào thì con người thoát khỏi “xiềng xích” để đạt được “tự do”? - Đây là những nghi vấn hay ho, giúp công cuộc chiến đấu với khủng hoảng hiện sinh của bạn trở nên “thú vị” và lành mạnh hơn!

“Everything Everywhere All At Once” của A24 và “Soul” của Pixar là 2 bộ phim có cái cắm nhiều lớp ý nghĩa về tâm lý hiện sinh rất hay mà 3x5 muốn gợi ý cho bạn.

Khủng hoảng do mất mát

Mất mát là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với những mất mát lớn, như người thân yêu qua đời, chia tay một mối tình, thất nghiệp,... con người có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý.

Không có cách nào "đúng" để trải qua khủng hoảng tâm lý do mất mát. Mỗi người sẽ có những cảm xúc và cách đối phó khác nhau nên khủng hoảng có thể xuất hiện với bất cứ ai, bất cứ tình huống nào.

Mất mát không chỉ đem đến nỗi đau. Ảnh: Pinterest
Mất mát không chỉ đem đến nỗi đau. Ảnh: Pinterest

Tham khảo những giai đoạn người gặp khủng hoảng tâm lý do mất mát có thể sẽ trải qua:

  • Giai đoạn sốc: Đây là giai đoạn đầu tiên sau khi trải qua sự kiện mất mát. Người ta thường cảm thấy bàng hoàng, sững sờ, không tin vào sự thật.
  • Giai đoạn phủ nhận: Người ta cố gắng phủ nhận sự thật rằng người thân đã mất hoặc sự việc đã xảy ra.
  • Giai đoạn tức giận: Người ta có thể cảm thấy tức giận với bản thân, với người đã mất, hoặc với những người xung quanh.
  • Giai đoạn mặc cả: Người ta bắt đầu mặc cả với đời hoặc số phận để đổi lấy sự trở lại của người đã mất hoặc sự việc đã xảy ra.
  • Giai đoạn buồn bã: Đây là giai đoạn mà người ta cảm nhận được sự mất mát một cách sâu sắc nhất. Họ có thể cảm thấy buồn bã, tuyệt vọng, sầu muộn.
  • Giai đoạn chấp nhận: Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình trải qua khủng hoảng do mất mát. Người ta dần dần chấp nhận sự thật rằng người đã mất hoặc sự việc đã xảy ra và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống của mình.

Khủng hoảng do sang chấn (PTSD)

Sang chấn tâm lý là một tổn thương tâm lý nghiêm trọng do trải qua những sự kiện đau buồn, kinh hoàng, hoặc đe dọa đến tính mạng. Những sự kiện này có thể bao gồm:

  • Bạo lực: Bị bạo hành, xâm hại tình dục, chứng kiến bạo lực, ...
  • Tai nạn: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...
  • Thảm họa: Chiến tranh, thiên tai, ...
Khủng khoảng tâm lý do sang chấn còn được biết đến dưới dạng PTSD - vốn là một căn bệnh tâm lý phổ biến của quân nhân đã từng tham gia chiến tranh. Ảnh: Pinterest
Khủng khoảng tâm lý do sang chấn còn được biết đến dưới dạng PTSD - vốn là một căn bệnh tâm lý phổ biến của quân nhân đã từng tham gia chiến tranh. Ảnh: Pinterest

Khủng khoảng tâm lý do sang chấn còn được biết đến dưới tên PTSD (Post-traumatic stress disorder), vốn là một căn bệnh tâm lý phổ biến của quân nhân đã từng tham gia chiến tranh.

Ngoài những biểu hiện thường gặp ở tất cả các triệu chứng khủng hoảng, câu chuyện về những sang chấn còn có thêm những biểu hiện sau:

  • Flashback (hồi tưởng) về sự kiện sang chấn
  • Ác mộng
  • Suy nghĩ tiêu cực về bản thân, tương lai
  • Có ý định tự làm hại bản thân hoặc tự tử
Ám ảnh của người từng bị bắt nạt sẽ khó mà rời bỏ họ. Ảnh: Pinterest
Ám ảnh của người từng bị bắt nạt sẽ khó mà rời bỏ họ. Ảnh: Pinterest

Tham khảo những giai đoạn người gặp khủng hoảng tâm lý do sang chấn có thể sẽ trải qua:

1. Giai đoạn sốc:

  • Thời gian: Ngay sau khi xảy ra sự kiện sang chấn.
  • Biểu hiện: Bàng hoàng, sững sờ, không tin vào sự thật, rối loạn cảm xúc, mất tập trung, ...

2. Giai đoạn phủ nhận:

  • Thời gian: Sau giai đoạn sốc.
  • Biểu hiện: Cố gắng phủ nhận sự thật rằng sự kiện sang chấn đã xảy ra, có thể có những hành vi như thu mình, né tránh giao tiếp, ...

3. Giai đoạn xâm nhập:

  • Thời gian: Có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm.
  • Biểu hiện: Bị ám ảnh bởi những ký ức về sự kiện sang chấn, có những cơn ác mộng, hồi tưởng, lo âu, hoảng loạn, ...

4. Giai đoạn tránh né:

  • Thời gian: Xuất hiện song song với giai đoạn xâm nhập.
  • Biểu hiện: Cố gắng tránh né những gì gợi nhớ đến sự kiện sang chấn, có thể dẫn đến thu mình, cô lập bản thân, ...

5. Giai đoạn tái tổ chức:

  • Thời gian: Cuối cùng của quá trình trải qua khủng hoảng.
  • Biểu hiện: Bắt đầu chấp nhận sự kiện sang chấn, học cách sống chung với những ký ức và cảm xúc tiêu cực, dần dần xây dựng lại cuộc sống.

Cần lưu ý rằng:

  • Mỗi người sẽ trải qua các giai đoạn này theo cách riêng của họ, không có thời gian cụ thể cho từng giai đoạn.
  • Một số người có thể không trải qua tất cả các giai đoạn.
  • Có thể có sự lặp lại giữa các giai đoạn.

Ngoài ra còn có một số loại khủng hoảng đã tồn tại rất lâu nhưng lại khó phát hiện:

Khủng hoảng do căng thẳng

Độ tuổi nào cũng có những "cách" để trải nghiệm khủng hoảng. Ảnh: Pinterest
Độ tuổi nào cũng có những "cách" để trải nghiệm khủng hoảng. Ảnh: Pinterest

Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến khủng hoảng tâm lý. Các nguyên nhân phổ biến của căng thẳng bao gồm:

  • Áp lực công việc
  • Áp lực học tập
  • Áp lực tài chính
  • Vấn đề gia đình

Khủng hoảng do rối loạn tâm lý

Một số rối loạn tâm lý có thể dẫn đến khủng hoảng, như:

  • Trầm cảm: Buồn bã, chán nản kéo dài
  • Rối loạn lo âu: Lo lắng quá mức, hoảng loạn
  • Rối loạn lưỡng cực: Thay đổi tâm trạng đột ngột từ hưng phấn sang trầm cảm
  • Khủng hoảng tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, do đó, các thanh thiếu niên có thể gặp phải khủng hoảng tâm lý do:

  • Áp lực học tập
  • Áp lực về ngoại hình
  • Mối quan hệ với bạn bè, gia đình
  • Đang trong quá trình khám phá bản thân

Tham khảo thêm những cách làm việc với sức khỏe tinh thần cùng 3x5:

Nên làm gì khi rơi vào khủng hoảng?

Chấp nhận và đối mặt với cảm xúc của bạn

Con nào cũng được quyền khóc. Ảnh: Pinterest
Con nào cũng được quyền khóc. Ảnh: Pinterest 
  • Đừng cố gắng che giấu hoặc phủ nhận cảm xúc của bạn. Hãy cho phép bản thân được buồn bã, tức giận, lo lắng, hoặc bất kỳ cảm xúc nào khác.
  • Chấp nhận rằng đây là một giai đoạn khó khăn và bạn cần thời gian để vượt qua.
  • Không được vội vã, hấp tấp với việc điều trị khủng hoảng. Dục tốc thì bất đạt.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

  • Nếu bạn cảm thấy không thể tự mình vượt qua khủng hoảng, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHO RẰNG VIỆC TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ LÀ YẾU ĐUỐI. BẠN PHẢI MẠNH MẼ ĐẾN NHƯỜNG NÀO MỚI DÁM TRỰC TIẾP ĐỐI DIỆN VÀ “CẦU CỨU”. Và đó còn là một lựa chọn rất sáng suốt đó bạn yêu!

“Hãy cầu cứu khi có thể” - Lee D

Chưa bao giờ việc cầu cứu là dại dột. Ảnh: Pinterest
Chưa bao giờ việc cầu cứu là dại dột. Ảnh: Pinterest
  • Chia sẻ cảm xúc của bạn với người thân, bạn bè, hoặc chuyên gia tâm lý. Việc chia sẻ sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm và có thêm sức mạnh.
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ trực tiếp hoặc trực tuyến. Việc kết nối với những người đang có những trải nghiệm tương tự sẽ giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn và được chia sẻ. Nhưng hãy cẩn thận vì trong một số trường hợp, năng lượng tiêu cực của các bạn có thể cộng hưởng lẫn nhau. Lúc này thì không có đôi bạn cùng tiến nữa đâu, cỡ này là 1 tiến 3 lùi rồi nha.

Chăm sóc bản thân

Giới trẻ chọn cách thiền ngày một nhiều hơn. Ảnh: Pinterest
Giới trẻ chọn cách thiền ngày một nhiều hơn. Ảnh: Pinterest
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và tập thể dục thường xuyên. Việc chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để đối mặt với khủng hoảng. Khi đời sống tinh thần và đời sống tâm linh rệu rã, không phải cứ nhất thiết 100% phải tập trung vào giải quyết tụi nó, bạn có thể quan tâm đến đời sống vật chất của mình (việc ăn uống, ngủ nghỉ, tập tành, môi trường sống,…) vì nó cũng có tác động đến đời sống tâm linh và tinh thần - những cái đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tâm lý.
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Chất kích thích có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.
  • Tham gia các hoạt động thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách (không cần phải đọc để hiểu, nhưng hãy đọc thật chậm), chăm sóc cây, dọn phòng, trang trí nơi ở, nói chuyện với một người bạn thân. Các hoạt động này sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo âu.
Khi đọc, hãy đọc thật chậm... Ảnh: Pinterest
Khi đọc, hãy đọc thật chậm... Ảnh: Pinterest
  • Đừng tự nhốt mình ở trong một căn phòng, một nơi chốn quá lâu. “Tôi biết khi tinh thần đang ở trạng thái thấy mọi thứ trên đời đều là vô nghĩa thì việc bước ra ngoài quá miễn cưỡng và cực kỳ khó khăn. Nhưng tôi nhớ lời cô chuyên gia tâm lý nói cách đây 2 năm: Chẳng ai thích uống thuốc nhưng họ vẫn uống, vì biết nó tốt cho mình” - YouTuber Lee D.

Giúp đỡ người bị khủng hoảng tâm lý như thế nào?

Lắng nghe và thấu hiểu

  • Hãy dành thời gian để lắng nghe người đang trải qua khủng hoảng tâm lý chia sẻ cảm xúc của họ.
  • Thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu.
  • Tránh phán xét hoặc đưa ra lời khuyên.
Đừng bỏ rơi nhưng cũng đừng mang tâm lý "thương hại". Ảnh: Pinterest
Đừng bỏ rơi nhưng cũng đừng mang tâm lý "thương hại". Ảnh: Pinterest

Khuyến khích họ tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp

  • Giải thích cho họ hiểu rằng khủng hoảng tâm lý là một vấn đề sức khỏe và cần được điều trị.
  • Giúp họ tìm kiếm một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần uy tín.
  • Đi cùng họ đến gặp chuyên gia nếu họ cần.

Hãy nhớ rằng khi nói chuyện với người gặp khủng hoảng tâm lý, chỉ có thể khuyến khích, không thể ép buộc. Từ khóa “phải” sẽ như một con dao găm thẳng vào trái tim vốn đang rỉ máu của họ.

Hỗ trợ họ trong cuộc sống hàng ngày

  • Giúp họ thực hiện các công việc hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, đi chợ.
  • Động viên họ tham gia các hoạt động thể dục thể thao hoặc các hoạt động thư giãn.
  • Giúp họ kết nối với những người thân yêu của họ.
"Đồng hành" là keyword 3x5 muốn nhấn mạnh. Ảnh: Pinterest
"Đồng hành" là keyword 3x5 muốn nhấn mạnh. Ảnh: Pinterest

Những điều cần tránh

  • Đừng so sánh họ với người khác.
  • Đừng cố gắng giải quyết vấn đề thay họ.
  • Đừng cố gắng ép buộc họ chia sẻ cảm xúc nếu họ không muốn.
  • Đừng phán xét hoặc đưa ra lời khuyên sáo rỗng.

Trong đa số các trường hợp, điều mà một người nói cần là một người nghe. Nhiều lúc, họ kể ra không phải để tìm kiếm giải pháp, chỉ đơn giản vì khi đó, ngôn ngữ là hóa thân của những cảm xúc tiêu cực, những ấm ức tích tụ, dồn nén cần được giải phóng bên trong.

Đọc thêm 1001 thông tin (có lẽ bạn sẽ cần) mà nhà 3x5 đã sưu tầm được?! 3x5 | ĐẸP & ĐIỆU KIỂU MỚI!


Nguồn: Tổng hợp

~/assets/images/length.pngDài quá không đọc
Khủng hoảng tâm lý là điều khó tránh khỏi đối với bất kỳ ai, song lại có rất nhiều loại khủng hoảng và nhiều kiểu biểu hiện cần phải phân biệt để còn tiện đối phó. Trong bài biết này, 3x5 giới thiệu đến bạn: Khủng hoảng căn tính, khủng hoảng hiện sinh, khủng hoảng mất mát, khủng hoảng sang chấn, khủng hoảng căng thẳng và khủng hoảng rối loạn tâm lý. Thông qua những thông tin trên và những cách đối phó với khủng hoảng ở cuối bài, hy vọng bạn sẽ thu hoạch được gì đó hữu ích!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5

Đang “trend”Đang “trend”

555

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png