Xem thêm:
Những tips giúp móng hạn chế gãy và tổn thương
Nhìn đi, có phải móng của bạn đang dần vàng ố?
7 mẹo chăm sóc móng tại nhà từ chuyên gia
Một số tác hại khi rửa sơn móng tay bằng Acetone
- Khô da: Acetone có tính chất làm khô cực mạnh, khi chất này tiếp xúc với da, nó có thể gây khô và thâm chí nứt da. Da sẽ mất đi độ ẩm tự nhiên khiến da dễ khô hơn và có thể gây kích ứng nếu da bạn quá nhạy cảm.
- Kích ứng da: Như đã nói ở trên, nếu bạn có nền da quá nhạy cảm hay quá mỏng manh thì nên tránh sử dụng hóa chất mạnh như Acetone bởi nó có thể gây kích ứng da như làm đỏ, ngứa, hoặc sưng tấy.
- Mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của móng tay: Acetone có khả năng loại bỏ hoàn toàn các lớp sơn móng tay, bao gồm cả lớp bảo vệ tự nhiên của móng. Điều này có thể làm cho móng trở nên yếu và dễ bị tổn thương, nó cũng có thể làm cho móng của bạn không còn mịn màng như trước.
- Ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai: Việc sơn hay tẩy móng đối với phụ nữ mang thai nên tránh tuyệt đối bởi những chất “hóa học” này có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi, đặc biệt là Acetone có thể hấp thụ qua da và qua đường hô hấp nữa đó!
- Tác động xấu vào hệ thống hô hấp: Acetone có mùi hương cực nồng, xộc thẳng vào khoang mũi và nó cũng dễ bay hơi trong không khí. Khi bạn hít phải, nó có thể khiến bạn chóng mặt và khó thở, đặc biệt trong không gian kín.
Cách tẩy móng tay lành tính thay thế Acetone
Dùng nước tẩy móng chuyên dụng (non-acetone)
Đối với cuộc sống hiện đại như ngày nay thì sức khỏe luôn được ưu tiên hàng đầu, vậy nên những thứ chứa thành phần độc hại hay không tốt cho sức khỏe sẽ bị loại bỏ và thay thế ngay lập tức. Nước tẩy móng chuyên dụng (non-acetone) là một loại dung dịch được sử dụng để tẩy lớp sơn móng tay mà không chứa Acetone. Thay vì sử dụng Acetone, một chất có thể gây kích ứng và khô da, nước tẩy móng chuyên dụng không chứa Acetone được làm từ các thành phần khác như ethyl acetate, propyl acetate, butyl acetate, isopropyl alcohol, methyl ethyl ketone (MEK), hay các chất tẩy móng khác.
Với mùi hương dễ chịu và ít gây kích ứng da thì nước tẩy móng chuyên dụng (non-acetone) tất nhiên “đánh bại” Acetone dễ dàng và được các chị em yên tâm khi sử dụng. Nước tẩy móng chuyên dụng (non-acetone) được sử dụng để loại bỏ lớp sơn trên móng mà không gây ảnh hưởng đến da và móng, đồng thời nó còn giữ cho móng tay khỏe mạnh và không làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Tuy nhiên thời gian để tẩy sạch sẽ lâu hơn xíu nha!
“Chứng thực” một số cách tẩy sơn móng tay bằng các nguyên liệu có sẵn tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng nước rửa móng không chứa acetone, thiên hạ còn kháo nhau những cách tẩy móng “tưởng đùa mà thiệt” từ những nguyên liệu mới nghe thôi đã thấy khó tin rồi. Nhưng mà “trăm nghe không bằng một thấy”, 3x5 cảm thấy mình có trách nhiệm tìm kiếm sự thật để các nàng không phí phạm thời gian tẩy móng trong vô vọng! Vì thế, sau đây là “sự thật” của các phương pháp tẩy móng tay bấy lâu nghe đồn:
Hỗn hợp chanh và giấm: Bỏ! Bỏ nha!
Cứ nhắc đến việc tẩy sạch vết bẩn mà dùng nguyên liệu thiên nhiên là mọi người nghĩ ngay đến combo “hủy diệt” chanh + giấm liền hà. Hủy thiệt mà, tại nó diệt luôn cái tay của mấy bà luôn đó! Đúng là trong chanh và giấm có thành phần acid giúp tẩy vết bẩn nhưng đối với lớp sơn móng tay “cứng đầu” thì vẫn chưa đủ “đô” đâu nha. Với thêm nàng nào có vết thương hở ở móng tay mà ngâm combo này là “trúng mánh” luôn. Nên là bỏ liền vụ này đi nha!
Tẩy sơn móng với nước lau kính: Hoang đường!
Ai đồn “ác nhơn” vậy! Bà nào mà làm theo có mà đổ cả lít nước lau kính cũng chưa chắc tẩy lớp sơn móng được chưa nữa! Thay vì tẩy móng, nước lau kính có thể làm móng bà bóng loáng như gương soi rõ được vẻ mặt ngơ ngác vì đã bị lừa của bà luôn đó!
Tẩy sơn móng bằng baking soda: Tẩy trắng thành công?
Chắc bạn hay nghe đến khả năng tẩy trắng “đa zi năng” mọi vết bẩn “cứng đầu” của em baking soda này rồi đúng không nè! Nhưng mà để tẩy sạch lớp sơn móng dày cứng như này thì chưa chắc đâu nha. Tin đồn này có thể xuất phát do baking soda có tính kiềm nhẹ và có khả năng làm mềm các chất bẩn và cặn trên da nhưng để tẩy sạch hoàn toàn lớp sơn móng thì chưa đủ “đô” đâu nè!
Sử dụng kem đánh răng: Hên xui!
Dựa theo kết quả video bên dưới thì có thể thấy kem đánh răng có thể lớp tẩy sơn móng nhưng mà cũng phải bỏ công bỏ sức ra chà lấy chà để thì mới sạch được chứ chỉ lau qua loa thì đến mai mới xong nha! Cơ chế hoạt động của kem đánh răng khi loại bỏ lớp sơn móng chủ yếu liên quan đến chất mài mòn có trong kem đó!
Tận dụng kem cạo râu: 50/50
Lại thêm một tin đồn “thất thiệt” về cách tẩy sơn móng nữa đây. Mặc dù nó có thể làm mềm lớp sơn móng, nhưng không có khả năng loại bỏ lớp sơn hiệu quả đâu nha. Kem cạo râu thường chứa các thành phần như glycerin, dầu, và chất làm mềm da. Nên nếu bạn sử dụng kem cạo râu để tẩy sơn móng thì bạn có thể cần phải chà móng cả ngày mới có thể loại bỏ lớp sơn móng hoàn toàn, điều này có thể gây tổn thương và khó chịu cho móng và vùng da xung quanh.
Tẩy móng bằng keo xịt tóc: Bất ngờ chưa bà zà?
Nhân tố không ngờ nhất lại mang hiệu quả tẩy móng thật sự đây nè! Keo xịt tóc thường chứa các chất hóa học mạnh như dung môi và chất làm đặc để giữ nếp tóc. Chỉ dưới 2 phút, các chất này đã có thể làm tróc lớp sơn ra một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần xịt nó ra miếng bông và lau nhẹ nhàng trên móng đến khi lớp sơn bong ra là được, bạn có thể rửa lại tay với nước sạch để loại bỏ những thành phần trong keo xịt tóc còn dính trên tay nhé!
Các lưu ý khi tẩy sơn móng tay
- Thực hiện thử nghiệm nhạy cảm: Nếu bạn không chắc chắn về cách sử dụng hoặc hiệu quả của sản phẩm, hãy thử nghiệm trên một phần nhỏ của móng tay trước khi áp dụng lên toàn bộ móng tay nhé! Nếu có dấu hiệu kích ứng như sưng, đỏ, ngứa thì phải lập tức ngưng sử dụng ngay nhé!
- Tránh tiếp xúc với da xung quanh móng tay: Khi áp dụng sản phẩm, hãy chú ý tránh tiếp xúc với da xung quanh móng tay giúp tránh việc bị kích ứng và tổn thương da.
- Sử dụng công cụ phù hợp: Sử dụng cọ móng tay hoặc cọ mềm để tẩy lớp sơn móng tay. Điều này giúp loại bỏ sơn một cách hiệu quả mà không gây tổn thương cho móng tay.
- Đầu tư nước tẩy trang chuyên dụng: Mặc dù có những phương pháp tẩy móng tại nhà nhưng nhiệm vụ chính của nó không phải để phục vụ nhu cầu tẩy móng trong thời gian dài. Vậy nên việc đầu tư một chai nước tẩy sơn móng tay chuyên dụng (non-acetone) cũng là cách bảo vệ móng và đôi tay của bạn đó.
- Bảo vệ móng tay sau khi tẩy sơn: Sau khi bôi lớp sơn móng, hãy chăm sóc móng tay bằng cách làm ẩm và dưỡng móng tay để đảm bảo chúng không bị khô và yếu.
Vậy là 3x5 đã xác minh các tin đồn về cách tẩy sơn móng tay cho các chị em rồi đó nha! Nếu các chị em còn có thắc mắc về chủ đề chăm sóc móng thì đừng quên ghé 3x5 để khám phá nhiều hơn nhé!
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list