Trước tiên, chúng tôi phải làm rõ vấn đề. Chúng tôi không khuyên bạn “ngừng" cãi vã. Trong một mối quan hệ, việc tranh cãi là chuyện tất yếu và không phải lúc nào điều đó cũng là dấu hiệu xấu. Thậm chí, theo một nghiên cứu năm 2018, việc tranh luận một cách hiệu quả có thể tạo ra một mối quan hệ hạnh phúc lâu dài gấp 10 lần. Tuy nhiên, “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Có những từ và cụm từ mà bạn nên tránh khi nói chuyện với người yêu của mình. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn 10 cụm từ khóa mà nhà tâm lý học Chartered và các thành viên của nhóm tư vấn Jeanette Fegan đã nghiên cứu và chỉ ra rằng chúng sẽ có nguy cơ cao gây hại đến mối quan hệ của bạn.
“Anh quá đáng lắm rồi đấy!”
Nếu với chất giọng dễ thương “anh quá đáng lắm luôn í” để biểu cảm bạn đang dỗi vu vơ, thì điều đó chẳng có gì bàn cãi.
Nhưng nếu bạn nghiêm túc nói về hành động của người yêu đang “quá đáng", điều này dễ gây nên tổn thương cho người yêu của bạn. Họ cảm giác bạn không còn tôn trọng và mọi lời nói cũng như hành động của họ đều bị bạn “khước từ".
Câu nói “quá đáng lắm rồi" mang ý nghĩa chỉ trích và biểu thị đối phương không còn quan trọng đối với bạn nữa.
"Em/anh quan tâm đến điều gì đó/ai đó hơn tôi"
Câu nói "Em/anh quan tâm đến điều gì đó/ai đó hơn tôi" cũng có thể khiến đối phương cảm thấy bị xúc phạm và trong một số trường hợp có thể ngay lập tức “tắt lửa” tình yêu mà họ dành cho bạn.
Đôi khi, họ đang bận rộn hoặc tâm trí chưa thể tập trung và cách giải quyết tốt nhất là hỏi han “Anh có đang bận gì không?” để nhắc nhở thay vì cố tỏ thái độ bực dọc trước mặt họ.
"Em/anh không bao giờ biết lắng nghe"
"Em/anh không bao giờ biết lắng nghe cả" là một trong những câu đánh giá tiêu cực về đối phương. Chẳng ai muốn bản thân bị nhận xét như vậy đúng không nào. Vì thế, bạn đừng làm điều tương tự đó với người ấy nhé.
Thay vì nói như vậy, hãy thể hiện cảm xúc của bạn một cách tự nhiên hơn, chẳng hạn như "Em/ anh cảm thấy buồn khi không được lắng nghe”; “Chúng ta có thể thảo luận thêm về vấn đề này không?"... Cùng là một vấn đề nhưng bạn có thể mang ý kiến tích cực để góp ý cơ mà.
"Sai rồi!"
Chà, nếu bạn trước mặt đám đông lại nhận xét nửa kia của mình đã “sai", vậy thì bị đuổi ra chuồng gà chẳng có gì oan ức cả. Đó là cách nói làm mất thể diện, hạ thấp lòng tự tôn của người bạn yêu thương nhất đấy!
"Tại sao anh/em cứ làm như vậy hoài thế..."
Chỉ có người “nhỏ mọn" và “để bụng" thì mới ghim mãi một việc. Khi bạn thốt ra câu đó thì có nghĩa là bạn đang cố chỉ trích và khẳng định bạn bất mãn từ rất lâu. Câu nói này có thể càng khiến tình hình thêm nghiêm trọng đấy!
Theo tâm lý học mà nói, khi bạn dùng những câu nói có tính chất nhắc lại chuyện cũ như vậy, có thể khiến đối tác của bạn cảm thấy như thể họ liên tục bị giám sát. Chưa kể, chúng có thể làm chệch hướng cuộc trò chuyện và làm mất đi sự tập trung vào việc tìm giải pháp.
"Em/anh đã nói rồi mà"
Hasa - một nhà khoa học thần kinh và chuyên gia về hành vi con người cho biết người sử dụng câu nói này muốn bộc lộ tính “kèo trên” trong mối quan hệ. Bạn không cần “hơn thua" với người yêu đến mức làm suy yếu lòng tự trọng của đối phương đúng không?
Hasa cũng khuyên bạn nên hợp tác thay vì tạo ra một môi trường hỗ trợ cho người bạn đồng hành của mình có cơ hội học hỏi từ những sai lầm thay vì chỉ trích.
Dùng từ xúc phạm, nói tục
Đối tác cảm thấy bị đánh giá thấp nên mới xứng đáng bị nói nặng đến như vậy. Điều này có thể làm tổn hại đến lòng tự trọng của đối phương và nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể gây khó khăn cho việc giải quyết vấn đề một cách lành mạnh.
"Sao anh/em không thể giống (người nào đó)...?"
Giống bố mẹ sẽ làm bạn buồn nếu bảo “con nhà người ta…”. Trường hợp này cũng tương tự, chỉ cần “nhả” những con chữ như trên, bạn đang làm tổn hại đến giá trị và sự tự tin của đối phương.
Họ có thể cảm thấy bản thân không đủ tốt và sau đó cảm thấy cần phải làm mọi điều để hài lòng người khác. Mặc dù có vẻ như là một sự so sánh hợp lý, nhưng lại gây ra cảm giác oán giận và dẫn đến nhiều xung đột hơn cho mai sau trong mối quan hệ.
Trong một mối quan hệ nghiêm túc và tích cực, chúng ta cần chấp nhận con người thực của đối phương và xây dựng mối quan hệ từ đó, thay vì so sánh.
"Nếu anh/em không làm như vậy, tôi sẽ rời đi"
Lời đe dọa luôn là điều không tốt. Đây hoàn toàn là một “chiến thuật” độc hại và có thể gây tổn thất mạnh mẽ đến niềm tin của mối quan hệ. Về lâu dài, lựa chọn cho những câu nói này sẽ không tạo ra một môi trường giao tiếp mở và trung thực, vì đối phương của bạn có thể trở sẽ nên sợ chia sẻ cảm xúc và ý kiến của họ.
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list