Xem thêm:
Mụn ở nách và những điều bạn sẽ muốn biết
Vĩnh biệt mụn nội tiết một lần và mãi mãi
Mụn: Tất tần tật về “kẻ thù số 1” đối với làn da
Nguyên nhân bị mụn mọc ở cổ
Rối loạn nội tiết gây mụn ở cổ
Rối loạn nội tiết là một trong những nguyên nhân chính gây mụn mọc ở cổ. Sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, có thể kích thích sự tăng sản xuất dầu trên da. Khi lượng dầu trên da tăng quá mức có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm và mụn phát triển. Điển hình của rối loạn nội tiết tố thường thấy là chu kỳ kinh nguyệt không đều ở nữ cũng gây ra tình trạng mụn ở cổ đó nha. Đã là mụn thì dù gái hay trai hay “phe giữa” thì nó cũng không bỏ qua đâu nè, việc tăng hormone nam trong cơ thể nữ hoặc tăng hormone nữ trong cơ thể nam cũng có thể góp phần hình thành mụn ở cổ nữa đó. Điều này đặc biệt phổ biến ở độ tuổi dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Do môi trường ô nhiễm
Bụi và khói xe hay các chất ô nhiễm trong không khí có thể bám vào da gây tắc nghẽn lỗ chân lông sinh ra “kẻ phản diện đối với làn da” đó là những em mụn đáng ghét. Đặc biệt là tình trạng ô nhiễm không khí, khói, bụi ở mức đáng báo động như hiện nay rất dễ khiến da bị tắc nghẽn cơ học và kích thích sự viêm nhiễm trên da. Bên cạnh đó, môi trường bên ngoài đã không sạch rồi thêm mấy “ní” không chịu làm sạch da kỹ hay chỉ kỹ phần “mặt tiền” mà bỏ qua phần cổ thì các hoá chất hoá học trong các sản phẩm làm đẹp như kem nền, kem chống nắng,… hay đơn giản là mồ hôi ứ đọng lại cũng khiến bã nhờn và tế bào chết tích tụ làm tăng nguy cơ mọc mụn ở cổ nữa đấy.
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc sinh mụn ở cổ nữa nha. Đặc biệt là các thực phẩm có chứa đường, dầu mỡ và các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể tăng sản xuất dầu trên da và gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Thực phẩm có lượng đường cao như đồ ngọt, nước ngọt, bánh kẹo, và các loại thức uống có gas,… có thể làm tăng độ bết dính trên da và kích thích tuyến dầu phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, các thực phẩm chứa dầu mỡ như mỡ động vật, thực phẩm nhanh và các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng có thể kích thích sản xuất dầu trên da tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh mụn phát triển.
Áp lực tâm lý cũng là nguyên nhân gây mụn ở cổ
Căng thẳng, lo lắng và áp lực tâm lý có thể gây ra sự suy giảm miễn dịch cơ thể, tăng sản xuất hormone cortisol và tác động tiêu cực đến hệ nội tiết của cơ thể. Coi nguy hiểm vậy đó mà nhiều bạn lại chẳng thèm quan tâm đến nguyên nhân này đó nha. Khi hệ miễn dịch trong cơ thể suy yếu, da bạn dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, tạo điều kiện cho mụn phát triển. Sự tăng sản sinh hormone cortisol cũng có thể kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ hơn, dẫn đến lượng dầu trên da tăng đột biến gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Bị dị ứng, kích ứng
Bị dị ứng và kích ứng do sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng có thể là một nguyên nhân gây mụn ở cổ. Ngày nay, có ty tỷ thành phần được “nghe nói” có lợi cho làn da nên hầu như các bạn cứ “táp” hết lên da với suy nghĩ “không bổ chiều dọc thì cũng bổ chiều ngang” nhưng không có đâu nha. Sản phẩm mà người khác dùng tốt không có nghĩa là nó cũng sẽ phù hợp với làn da của bạn, mỗi người có kết cấu da khác nhau, vì vậy khi bạn không lắng nghe và hiểu rõ làn da của mình thì rất dễ bị kích ứng nếu bạn cứ sử dụng bừa sản phẩm chăm sóc da. Các thành phần như hương liệu nhân tạo, chất tạo màu, các hợp chất hóa học và cả các loại dầu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, gây kích ứng và mọc mụn ở cổ. Do đó, bạn nên kiểm tra xem liệu làn da của mình có phù hợp với những sản phẩm này không. Đặc biệt, vùng da cổ thường nhạy cảm hơn so với các vùng da khác trên khuôn mặt, nên việc sử dụng sản phẩm không phù hợp có thể khiến mụn bùng lên đó nha.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như corticoid (thuốc chống viêm), hormone hoặc các loại thuốc trị bệnh khác có thể ảnh hưởng đến hormone sinh ra mụn. Corticoid là loại thuốc chống viêm mạnh và thường được sử dụng trong điều trị nhiều loại bệnh như viêm khớp, viêm da, hay bệnh lý dị ứng. Ngoài ra, một số loại thuốc hormone như steroid có thể làm tăng sự hoạt động của tuyến dầu và gây tắc nghẽn lỗ chân lông dẫn đến mụn. Do đó, bạn nên cân nhắc khi sử dụng những loại thuốc này, còn nếu bất đắc dĩ buộc phải dùng thuốc thì bạn nên chuẩn bị tâm lý trước để khỏi ngã ngửa nhé!
Các nguyên nhân bệnh lý khác
Nếu bạn không biết thì mụn cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác trong cơ thể, nó đang phát tín hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn đó. Ví dụ, bệnh tuyến giáp, các bệnh lý nội tiết như hội chứng buồng trứng đa nang, tăng hormone nam hoặc nữ, hay bệnh tiểu đường cũng có thể góp phần sản sinh ra mụn. Ngoài ra, viêm nhiễm da như viêm da tiết bã, eczema, hay viêm da cơ địa cũng có thể dẫn đến tình trạng mụn ở cổ. Các bệnh lý nhiễm trùng như viêm nhiễm da, vi khuẩn staphylococcus aureus, hay nhiễm trùng nấm cũng có thể khiến da cổ nổi mụn.
Cách làm giảm mụn mọc ở cổ tại nhà
Tẩy tế bào chết cho da
Để tẩy tế bào chết cho da ở vùng cổ, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa acid salicylic hoặc glycolic acid. Acid salicylic có khả năng thẩm thấu vào lỗ chân lông và loại bỏ tế bào chết, giúp làm sạch và trị mụn. Trong khi đó, Glycolic acid, một loại acid alpha hydroxy (AHA), giúp tẩy tế bào chết và làm sáng da, đồng thời kích thích tái tạo da mới. Nếu bạn sợ làn da mình sẽ bị kích ứng hay hoạt chất quá mạnh bạo thì có thể lựa chọn nồng độ nhẹ hơn và giãn tần suất tẩy tế bào chết ra nhé!
Sau khi đã làm sạch da rồi thì đừng quên cho da “ăn” nữa nhé, bạn có thể bôi kem dưỡng hoặc đắp mặt nạ cổ để cấp ẩm cho da nè!
Sử dụng nguyên liệu tự nhiên
So với hóa chất và dược phẩm, nguyên liệu tự nhiên sẽ nhẹ dịu và không gây kích ứng cho làn da của bạn bởi chúng có tính chống viêm và kháng khuẩn giúp làm dịu và làm mềm da. Bạn có thể thử trải nghiệm những nguyên liệu này để sở hữu làn da cổ mịn màng và khỏe mạnh nhé!
- Nha đam: Nha đam có tính làm dịu và làm mát da, đồng thời nó có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Bạn có thể lấy gel từ lá nha đam và đắp lên vùng cổ trong khoảng 15-20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm nhé.
- Trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn, giúp làm sạch và làm dịu da. Bạn có thể sử dụng túi trà xanh ướt đắp lên vùng cổ và để trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
- Dầu tràm trà: Dầu tràm trà có tính chống vi khuẩn và giảm viêm, giúp làm sạch và điều trị mụn hiểu quả. Bạn có thể thêm vài giọt dầu tràm trà vào toner hay nước tẩy trang và dùng hỗn hợp này để lau da cổ hàng ngày nhé.
Tiếp nhận các thành phần thiên nhiên lên da rồi thì cũng đừng quên kết nạp những thành phần tự nhiên này vào cơ thể của mình nhé. Một chế độ ăn uống “màu xanh” healthy lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mụn đáng kể lắm đó. Đừng quên bổ sung đủ nước cho cơ thể nữa nhé các "ní" ơi!
Đến gặp bác sĩ
Trong trường hợp mụn ở cổ không giảm sau khi đã thử 7749 biện pháp tại nhà, hoặc khi bạn có tình trạng mụn nặng và viêm nhiễm thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị chuyên sâu nhé. Đừng thấy ngại hay phiền mà kéo dài tình trạng mụn ở cổ vì nó có thể lây lan sang những vùng da khác khiến tình trạng mụn ngày càng tệ hơn đó. Bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp như thuốc trị mụn, liệu pháp ánh sáng, hay các phương pháp tẩy da chuyên sâu giúp giảm tình trạng mụn ở cổ hiệu quả cho bạn.
Vậy là bạn đã biết nguyên nhân mụn ở cổ từ đâu mà ra rồi nha, việc của bạn bây giờ là loại trừ các nguyên nhân đó và thực hiện các biện pháp chăm sóc da cổ phù hợp với mình là các em mụn lặn mất tăm ngay. Còn nếu mụn không chịu lặn thì bạn biết đi gặp ai rồi đó!
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list