Từ điển “sinh" học: Trữ đông trứng
Trữ đông trứng là kỹ thuật đông lạnh trứng dành cho phụ nữ hiếm muộn, ung thư phải hóa xạ trị, cắt bỏ hoặc giảm dự trữ buồng trứng, cần gom trứng để sử dụng nhiều lần hoặc chủ động trữ trứng vì công việc bận rộn, chưa sẵn sàng có con trong độ tuổi sinh sản tự nhiên. Ngoài ra, trứng cũng được trữ đông trong trường hợp điều trị thụ tinh trong ống nghiệm khi chưa lấy được mẫu tinh trùng khỏe mạnh.
Sau nhiều xét nghiệm và thời gian chờ đợi, tế bào trứng khỏe mạnh sẽ được đưa ra khỏi cơ thể và được bảo quản đông lạnh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -198 độ C. Với điều kiện trữ đông như vậy, đồng hồ sinh học của tế bào trứng sẽ dừng lại ở thời điểm lấy trứng, đảm bảo chất lượng cho tới khi được rã đông, tiến hành thụ tinh và cấy phôi vào tử cung người mang thai.
“Chúng ta của tương lai”, ai cũng trữ đông trứng?
Do nhịp sống khác biệt, thế hệ Gen Y và Z có xu hướng kết hôn và sinh con ngày càng muộn. Tuy nhiên, mang thai và sinh con muộn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi. Do đó, kỹ thuật trữ đông trứng trở thành một chiếc “thẻ bảo hiểm” cho khả năng sinh sản về sau.
Theo các chuyên gia y tế, phụ nữ trước 35 tuổi nên trữ đông trứng vì sau đó tế bào trứng sẽ sụt giảm số lượng lẫn chất lượng rất nhanh. Và thế hệ 1990 đến 2000, hiện đang rơi đúng vào thời kỳ “vàng” để trữ đông trứng (24 - 34 tuổi).
Khi sinh ra, mỗi phụ nữ có khoảng một triệu trứng. Số lượng này giảm còn khoảng 300.000 khi bước vào tuổi dậy thì (18 tuổi - 20 tuổi). Tuy nhiên, chỉ có 300-400 trứng rụng trong độ tuổi sinh sản (20 tuổi - 34 tuổi). Bên cạnh đó, trung bình phụ nữ mất từ 6 tháng đến một năm mới thụ thai thành công. Vì vậy, nữ giới nếu có ý định trữ đông trứng nên tiến hành càng sớm càng tốt, vào khoảng 27 đến 34 tuổi dễ có khả năng thành công cao.
Qua thời điểm “vàng” 27 - 34 tuổi, quá trình thu gom, trữ đông trứng gặp nhiều khó khăn và kéo dài qua nhiều chu kỳ.
Chuẩn bị gì để “ready" cho quá trình trữ đông?
Trữ đông trứng là kỹ thuật y tế phức tạp với nhiều bước xét nghiệm, thăm khám và mất rất nhiều thời gian. Vì thế chắc chắn là bước đầu tiên, bạn nên tự hỏi bản thân “Liệu có cần và đủ để tiến hành trữ đông chưa?”
Câu hỏi nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng:
- Liệu bạn có cần thiết để bắt đầu?
- Liệu có đủ “ngân lượng" và sức khỏe để triển ngay?
Dù lý do của bạn là gì, có thể là yếu tố xã hội hoặc sinh học hay tâm lý tác động, hãy viết nó xuống; đó sẽ là những động lực hoặc thuyết phục bạn chờ thời điểm thích hợp khác.
Sau bước đầu “test" out trình, bạn đã sẵn sàng để thực thi hoá công cuộc trữ trứng? Chưa đâu, vì cuộc chiến tích trữ trứng cho em bé sau này, các chuyên gia khuyên rằng: “chất lượng cần hơn số lượng”. Do đó, mời bạn bước vào vòng 2 với checklist:
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng trong thời gian kích trứng. Càng ít căng thẳng, cơ thể càng khỏe mạnh. Điều đó giúp quá trình thu gom trứng trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Giảm bớt luyện tập thể thao cường độ cao, thay vào đó ưu tiên các bài tập yoga, pilates hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe…
- Cân bằng nội tiết với lối sống lành mạnh: ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
- Ăn đầy đủ dinh dưỡng, chú ý bổ sung vitamin D từ cá, trứng, sữa… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có chỉ dẫn của bác sĩ hỗ trợ gia tăng chất lượng trứng rụng.
Cần bao nhiêu “ngân lượng" để trữ đông trứng là bao nhiêu?
Chi phí thực hiện trữ đông trứng tại một số bệnh viện rơi vào khoảng 50 triệu đồng trong vòng 1 năm đầu, bao gồm toàn bộ chi phí xét nghiệm, thuốc kích trứng, chọc hút và lưu trữ noãn. Mỗi năm sau đó, phí duy trì lưu trữ trứng khoảng 4 - 6 triệu đồng. Chi phí rã đông trứng và thực hiện IVF khoảng 100 - 120 triệu đồng/chu kỳ.
Thế, chị elm nhà mình đã có kế hoạch gì định hướng cho tương lai chưa? Sớm “yên bề gia thất" hay quyết định tập trung cho sự nghiệp trước?
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list