Ngoài Deep talk, bạn có biết đến Intimate Talk?

Một ngày đẹp trời, nhỏ bạn thân lại than thở với bạn về người yêu của nó. Thằng bồ nó đang bị cái gì mà cứ khó ở trong người, mỗi lần nó hỏi tới thì người yêu nó kêu “đừng nói vậy nữa” hoặc là càng tỏ ra khó chịu hơn nhưng mà lúc nhỏ để người yêu có không gian riêng thì thằng chả nói nhỏ “bỏ rơi”.

Bạn nghe đến muốn thuộc mấy cái mô-típ này rồi nhưng mà cũng không biết làm gì hơn.

Nửa tiếng đồng hồ trôi qua, tự nhiên nhỏ bạn thân la lên “Mày bơ bơ vậy là có đang thật sự muốn nghe không?”

"Người yêu tui mấy nay bị gì á bà" - "Thằng số mấy?"
"Người yêu tui mấy nay bị gì á bà" - "Thằng số mấy?" (Ảnh: Pinterest)

Vào chính khoảnh khắc đó, mọi chuyện khác đi. Cả hai đều không biết sau câu nói đó sẽ xảy ra những gì. Nhưng rõ ràng là: Có cái gì đó khác khác đã xảy ra?

Trong tình huống hội thoại trên, các bạn đã có cái mà người ta gọi là “non-intimate communication” hay “giao tiếp không thân mật”. Và vào khoảnh khắc bạn “bị đánh thức” bởi tiếng hét của nhỏ bạn, cuộc trò chuyện của hai người trở thành “giao tiếp tập trung”, “giao tiếp thân mật” hay còn gọi là “intimate talk”.

Làm cách nào để biết đâu là “giao tiếp thân mật” và đâu không phải?

Một cuộc trò chuyện thân mật, tập trung luôn có ba yếu tố: bạn, người nói chuyện với bạn và một “cảm giác”. Khi nhỏ bạn thân quay qua hét vô mặt bạn, đột nhiên 3 yếu tố đều hội tụ đủ.

Giao tiếp thân mật luôn có ba yếu tố: bạn, người nói chuyện với bạn và một “cảm giác”.

Khi điều đó xảy ra, mọi thứ sẽ thay đổi. Cảm xúc sẽ dâng trào vì nhỏ bạn không biết bạn sẽ phản ứng như thế nào với câu chuyện của nó.

Đó là chuyện sẽ xảy ra khi bạn có một cuộc hội thoại chứa keywords: bạn, tôi, cảm giác của bạn. Bạn sẽ không thể kiểm soát được phản ứng của người nghe sau đó.

Con người là giống loài rất ghét bị mất quyền kiểm soát với một thứ gì đó - vì điều này làm họ trở nên bất an, tạo cho con người cảm giác như đi trên băng mỏng: 1 là té, 2 là té?!

Làm cách nào để có thể thực hiện “intimate talk” tốt?

Nếu một ai đó chấp nhận bước ra khỏi vòng an toàn của bản thân để nói gì đó với bạn, việc thể hiện sự trân trọng của bản thân với hành động mạo hiểm đó là rất quan trọng. Sau đây là một số cách để phản ứng trong tình huống đó.

Tôn trọng lời nói của đối phương

Khi một ai đó muốn trò chuyện thân mật, họ cũng hy vọng rằng những chia sẻ của bản thân được chú ý vì chúng rất quan trọng. Đừng chỉ gật gà gật gù một cách hời hợt với câu chuyện, đừng “ờ ờ” cho qua chuyện, hãy thật sự lắng nghe để biết cái gì cần nói cái gì không.

"Là nãy giờ có nghe gì hong vậy?"
"Là nãy giờ có nghe gì hong vậy?" (Ảnh: Pinterest)

Con người không hề ngu ngốc, nếu nhỏ bạn thể hiện sự lo lắng rằng bạn thờ ơ với câu chuyện của nhỏ, tức là có bằng chứng cho việc đó. Cũng có thể là do tâm trạng kém dễ dẫn đến việc tiêu cực hóa vấn đề, nhưng không phải là nhỏ không có căn cứ để nói vậy.

Đôi khi, một cách nghịch lý, những câu nói tiêu cực lại có thể là những câu nói “thân mật”, thật lòng nhất.

“Mình có thật sự bơ nhỏ không trời?” Không hẳn. Nhưng mà cuộc tình của nhỏ với bồ nhỏ chán thật, yêu đường gì mà áp lực, hết chuyện này tới chuyện kia, đặc biệt là chuyện mới xảy ra đây, nghe nó nản. Có lẽ đây là điều nhỏ nên nhận ra.

Đáp lại chân thành bằng chân thành

Điều thứ hai cần làm khi ai đó mở lời là chân thành “đáp lại”.

Tuy nhiên, việc làm này cũng gây tranh cãi. Trong tâm lý trị liệu, việc nói quá nhiều với “bệnh nhân” mang tới nhiều nguy cơ tiêu cực. Đương nhiên là nói quá ít cũng không phải điều nên làm.

“Mất hứng hay bơ thì không có đâu, chỉ là chuyện của you đang kiểu… làm me nản nản á you…”

Bạn sẽ đối mặt với nhiều rủi ro khi dùng keywords: tôi, bạn, “cảm giác của tôi” trong một câu nói. Tuy nhiên, đôi lúc đây sẽ là chìa khóa mở ra những “thế giới” mới.

Thành thật là điều quan trọng trong mội cuộc trò chuyện
Thành thật là điều quan trọng trong mội cuộc trò chuyện (Ảnh: Pinterest)

Một điều thú vị bạn có thể muốn nhận ra: Nhỏ bạn thân nói quá trời nói nhưng cuối cùng chốt lại chính là cảm giác “nản nản” cả nhỏ với người yêu. Vậy có phải chăng bạn và nhỏ đã quăng qua quăng lại cái cảm giác “nản nản” đó cho nhau nãy giờ trong cuộc trò chuyện của hai người. Đây cũng là điều hay xảy ra trong tâm lý trị liệu.

Hầu hết thời gian, chúng ta không giao tiếp thân mật với mọi người. Điều này là đúng bởi những giao tiếp tập trung như thế này rất dễ kéo ta vào rắc rối. NHƯNG, Intimate Talk thường là cách tốt nhất để giữ cho các mối quan hệ dù là tình bạn hay tình đồng chí, tình mẫu tử các kiểu được mặn nồng.

Trong này: 3x5 | Health & Wellness hay viết về ba cái tình yêu tình ơ, tâm lý tâm ơ giống vầy lắm nè!

Cách sử dụng Intimate Talk trong một cuộc hẹn?

Việc sử dụng 3 keywords nói nãy giờ có vẻ khá là khác so với những gì chúng ta được nghe về “sự thân mật”. Nhưng nó khá hữu ích trong việc biến những tương tác vô tri trở nên hiệu quả.

Cho một ví dụ đơn giản. Bạn đang ngồi trong đối diện người ấy trong ngày hẹn đầu của cả hai. Không khí thì sượng trân nên bạn định sẽ nói gì đó để phá tan bầu không khí: “Anh cũng nice” á?!

Sẽ không ai dành cả đời để nhớ về 1, 2 khoảnh khắc "đội quần" của bạn trong buổi hẹn
Sẽ không ai dành cả đời để nhớ về 1, 2 khoảnh khắc "đội quần" của bạn trong buổi hẹn (Ảnh: Pinterest)

Người ta phá tan bầu không khí gượng gạo còn cái này là phá tan cuộc tình. Đó chỉ là một ý kiến, thậm chí ý kiến đó còn không có sự xuất hiện của bạn và cảm xúc của bạn.

“Không biết anh thì như thế nào nhưng mà với em thì em thấy từ đầu đến giờ anh nice lắm á”. Thấy khác liền chưa, làm vậy thì nguy cơ quê đội quần tăng lên rất cao nhưng tình yêu là vậy mà. Được ăn cả ngã thì thôi?

Tại sao “I love you” không phải lúc nào cũng mang lại “cảm giác thân mật”

Người ta thường nói rằng: “I love you” là cách lãng mạn, thân mật nhất để thể hiện tình yêu với một ai đó. Nó có cả 3 keywords và lại còn vô cùng cô đọng trong 3 từ ngắn gọn.

Vấn đề là: Khi ai đó nói “I love you”, bạn sẽ không thể biết được ý nghĩ thật sự trong đầu người đó, rằng họ yêu bạn thật hay chỉ muốn “yêu” bạn 2 tiếng trong một cái khách sạn nào đó?

Khi "I love you" không còn là cách thể hiện tình yêu
Khi "I love you" không còn là cách thể hiện tình yêu (Ảnh: Pinterest)

Nhưng giả sử họ không có ý đưa bạn lên giường, thì “I love you” là một khẳng định rất nghiêm túc.

Chính vì vậy, vấn đề mới phát sinh: Sự lãng mạn và thân mật của một lời nói đến từ tinh thần “sẵn sàng mạo hiểm” của người nói. Lần đầu nói ra lời yêu thì mạo hiểm và hồi hộp thật nhưng nếu nói ra ở lần 2, lần 3, rồi lần 4,…”I love you” không còn là một sự mạo hiểm nữa, nó trở thành một công cụ để củng cố niềm tin cho nhau - hay nói cách khác, nó đi ngược lại với tiêu chí của “thân mật”.

Cách sử dụng giao tiếp thân mật trong một mối quan hệ đã cam kết?

Vậy làm thế nào để bạn giữ mối quan hệ của mình thân mật về mặt tình cảm khi mà ngày nào cũng “anh iu em”, “em iu anh” chán chê?

Hãy chắc chắn rằng thỉnh thoảng các bạn vẫn giao tiếp thân mật với nhau. “Bạn, tôi và một cảm giác.”

Có một cách thực hành khá hay, bất cứ khi nào có thể, bạn hãy nói với đối phương cảm xúc, cảm giác, cảm nhận NGAY lúc bạn nghĩ đến. Thay vì quá cẩn thận chắt lọc những gì “nên” và “không nên” nói, hãy thoải mái chia sẻ những cảm xúc ngay trong hiện tại của bạn.

“Hôm nay anh yêu em nhiều hơn hôm qua nữa” - những điều nghe có vẻ thân mật thực chất lại không thật sự thân mật. Đó chỉ là một lời nói làm an tâm nhau, không có yếu tố mạo hiểm nào cả.

Trong một mối quan hệ, đôi khi những lời nói mang tính tiêu cực lại mang đến sự thân mật. “Em cảm thấy gần đây tụi mình xa cách nhau quá anh ơi”.

Không phải lúc nào người ta cũng bộc lộ ra những tổn thương của mình
Không phải lúc nào người ta cũng bộc lộ ra những tổn thương của mình (Ảnh: Pinterest)

Nghe này. Tại sao từ đầu đến giờ, bài viết lại nhấn mạnh mối quan hệ giữa “thân mật” và “mạo hiểm”? Hai khái niệm này có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau, nhưng thật ra lại có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. Bạn thử nghĩ xem, còn gì lãng mạn hơn nữa khi ta sẵn sàng để lộ ra những lo lắng, tổn thương, tiêu cực vốn thường bị che giấu với hy vọng và niềm tin rằng: Có một người sẽ ôm ấp và bảo vệ lấy những tiêu cực đó.

Mấu chốt của vấn đề nằm ở niềm tin


Theo: QDT

~/assets/images/length.pngDài quá không đọc
Người ta thường tạo ra một cuộc trò chuyện thân mật hay một “Intimate communication” bằng cách kết hợp 3 keywords: Bạn, Tôi, “Cảm giác của tôi”. Trò chuyện thân mật được xây dựng dựa trên cơ sở của lòng dũng cảm dám đặt niềm tin nơi đối phương. Chính vì vậy, để giữ lửa mối quan hệ, việc khẳng định sự an toàn cho nhau là không đủ. Bất ngờ nhưng thú vị. Mấu chốt lại nằm ở sự mạo hiểm?!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5

Đang “trend”Đang “trend”

453

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png