Chỉ trích (Criticism)
Kiểu giao tiếp đầu tiên là “chỉ trích”. Trước hết, phải phân biệt giữa việc “bày tỏ sự không hài lòng” với “chỉ trích” là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Người yêu của bạn sẽ cùng đi chơi mỗi cuối tuần với bạn nhưng cuối tuần này anh ấy bận gấp và phải hủy cuộc hẹn. Bạn buồn và thể hiện sự thất vọng của bản thân là chuyện hoàn toàn bình thường.
Sự chỉ trích khác ở chỗ: người chỉ trích không tập trung để giải quyết cái lỗi sai mà “tấn công”, đánh giá cả tổng thể. Nếu bạn nói “em thấy buồn vì cuộc hẹn của tụi mình bị gián đoạn, đây cũng không phải lần đầu chuyện này xảy ra”. Đây là phàn nàn. Nhưng nếu đó là “anh có quan tâm đến em không? Lúc nào cũng công việc công việc? Lúc nào anh cũng ưu tiên công việc của anh hơn em”. Đây là chỉ trích.
Tranh luận cũng có thể là một cách để hiểu nhau hơn trong một mối quan hệ. Nhưng tranh luận sợ nhất là “ngụy biện” (Fallacy), và “chỉ trích” chính là một loại ngụy biện. Loại này, như đã nói, không tập trung vào vấn đề cần giải quyết để dứt điểm nó mà chỉ chăm chăm vào việc “tấn công” tinh thần đối phương để thỏa mãn cơn giận của bản thân.
Thử tưởng tượng, cuộc tình giống như một con thuyền, ai lại chỉ đổ lỗi và trút giận lên con thuyền của mình khi nó thủng? Trừ khi người đó không thật sự quan tâm tới “con thuyền” của họ.
Biện hộ (Defensiveness)
Kiểu giao tiếp thứ hai là “biện hộ”. Tất cả chúng ta đều biện hộ vào lúc này hay lúc khác. Trong nhiều trường hợp, “chỉ trích” và “biện hộ” đi đôi với nhau - song kiếm hợp bích cắt đôi không chỉ nỗi sầu mà luôn cả cuộc tình của bạn. Nếu bạn cảm thấy bị “công kích” và căng thẳng, bạn sẽ có xu hướng muốn biện hộ cho bản thân.
Vấn đề ở đây là thái độ khi biện hộ, bởi nó có thể làm những tranh cãi của bạn trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt là khi đối phương không muốn nhún nhường. Sau cùng, “biện hộ” phụ thuộc vào cái “trình độ đổ thừa” cho người khác của bạn, điều này sẽ phá hỏng sự lành mạnh trong một cuộc tranh luận và sự thống nhất khi cần đến một giải pháp.
Tiếp tục với ví dụ ban nãy. Sau chỉ trích của bạn, đối phương biện hộ rằng “anh cũng mệt mỏi, cái hẹn cuối tuần này rất là quan trọng, anh không thể bỏ được. Lẽ ra em nên thông cảm mà dời lại một ngày khác chứ”.
Tất nhiên, sẽ không ai có thể thấy vui nếu nghe những lời đó. Thay vì “biện hộ”, cách phản ứng tốt hơn là thừa nhận vấn đề, thừa nhận sai lầm và thể hiện thiện ý khắc phục. Trong trường hợp của ví dụ ban nãy, người biện hộ có thể phản ứng lại với chỉ trích bằng cách xin lỗi người chỉ trích và tìm cách dời cuộc hẹn lại chẳng hạn.
Khinh thường (Contempt)
Kiểu giao tiếp tiếp theo là “khinh miệt” hay “khinh thường”.
Chỉ trích và khinh miệt là một chín một chục với nhau hết.
Tuy nhiên sự khinh miệt đáng sợ hơn ở một số mặt bởi người khinh miệt tự coi mình vượt trội hơn so với đối phương, đây chính là khởi đầu của sự mất cân bằng trong một mối quan hệ.
Lại tiếp tục tưởng tượng. Vẫn là “con thuyền” đó, nếu như ngồi trên thuyền mà một bên nặng hơn bên còn lại thì cỡ nào mà thuyền không lật?
Sự khinh thường xảy ra thường là kết quả của một quá trình tích tụ những suy nghĩ tiêu cực sau một khoảng thời gian. Nên nếu bạn cảm thấy mình bị khinh thường, cảm thấy đối phương đang cố tình tỏ ra “thượng đẳng”, đã đến lúc để củng cố lại những ranh giới trong mối quan hệ này, và nếu bạn không thể? Quay đầu là bờ! Không có thuyền thì tự bơi!
Dựng tường (Stonewalling)
Cuối cùng, chúng ta sẽ bàn về “Stonewalling” hay hành vi giữ khoảng cách - tạm gọi là “dựng tường”. Dựng tường là khi cắt đứt mọi liên lạc, seen tin nhắn, tắt trạng thái hoạt động,…hoặc đơn giản là trốn tránh đối phương.
Một lưu ý cho những ai đang bị giữ khoảng cách: người thực hiện hành vi này thường cảm thấy choáng ngợp, ngột ngạt và bí bách, cảm giác bị ứ lại, không thể giải tỏa được. Chính vì vậy, tâm trí họ sẽ chỉ nghĩ đến việc được giải thoát khỏi cảm giác đó.
Cách đối mặt hợp lý trong trường hợp này không phải trốn tránh và tìm lối thoát. Tâm lý càng choáng ngợp, càng phải đối mặt với nó. Dành một khoảng thời gian ngắn để bình tĩnh lại thì không sao nhưng tuyệt đối không được trốn tránh và bơ đi những tiêu cực, khó chịu trong lòng. Đôi lúc, thời gian là công cụ để chữa rách vết thương lành.
Hãy nhớ rằng xung đột và tranh luận trong mọi mối quan hệ là cần thiết và nếu bạn dành toàn bộ thời gian để trốn tránh nó, mối quan hệ của bạn sẽ không thể hàn gắn hoặc phát triển. Sự phát triển đòi hỏi sự va chạm - vấn đề xuất hiện cản bước không có nghĩa là cùng đường. Đó là tín hiệu cho thấy rằng: đâu đó có những đường đi mới còn chờ được khám phá.
Theo: QDT
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list