Tất tần tật về hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Tìm hiểu xem hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) là gì?

Hội chứng OCD là một căn bệnh đến từ những suy nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế mà người bệnh không thể kiểm soát được. Những suy nghĩ hoặc cảm giác ám ảnh này có thể gây lo lắng và căng thẳng kéo dài. Đối với người bệnh, việc thực hiện những hành vi cưỡng chế trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày.

Người mắc bệnh OCD có thể trải qua những suy nghĩ ám ảnh liên quan đến sự sạch sẽ hoặc sự an toàn, và họ có xu hướng thực hiện những hành vi cưỡng chế để giảm bớt cảm giác lo lắng. Ví dụ, một người có thể liên tục rửa tay hoặc kiểm tra lại mọi thứ một cách lặp đi lặp lại.

Từ A-Z về những dấu hiệu của hội chứng OCD

Để nhận biết  một người mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), có một số dấu hiệu quan trọng bạn nên nhận ra:

Rửa tay quá kỹ với tần suất nhiều hơn bình thường

Người mắc hội chứng OCD sẽ rửa tay quá kỹ với tần suất nhiều hơn bình thường
Người mắc hội chứng OCD sẽ rửa tay quá kỹ với tần suất nhiều hơn bình thường. (Nguồn: Pinterest)

Rửa tay quá kỹ thường là một dấu hiệu chung của hội chứng OCD. Người bệnh có thể luôn cảm thấy rằng tay họ đầy vi khuẩn và do đó luôn rửa tay và lau chùi chúng kỹ lưỡng, thậm chí khi không cần thiết.

Xu hướng thường xuyên kiểm tra mọi thứ

Người mắc hội chứng OCD thường luôn cảm thấy cần phải kiểm tra mọi thứ nhiều lần. Người bệnh có thể luôn trong tình trạng lo lắng về mọi thứ xung quanh và cảm thấy phải kiểm tra lại nhiều lần để được an tâm hơn.

Yêu cầu mang tính hệ thống và ngăn nắp cao

Người thuộc nhóm OCD luôn ám ảnh về sự gọn gàng và ngăn nắp
Người thuộc nhóm OCD luôn ám ảnh về sự gọn gàng và ngăn nắp. (Nguồn: Internet)

Người bệnh sẽ có những nguyên tắc cụ thể về cách dọn dẹp nhà cửa và họ cảm thấy bắt buộc phải tuân theo chúng. Họ luôn đòi hỏi nhà cửa phải ở trạng thái sạch sẽ và không bỏ qua việc dọn dẹp dù học có mệt mỏi đến đâu. Họ có thể cảm thấy lo sợ vi khuẩn và trang bị rất nhiều dụng cụ vệ sinh để đảm bảo sự sạch sẽ trong gia đình.

Những người bị hội chứng OCD ám ảnh về những con số

Người mắc hội chứng OCD thường có sự ám ảnh với các con số. Họ có thể đếm số lần không may mắn, số người, hoặc số lượng công việc và cảm thấy lo lắng thái quá khi gặp phải những con số ấy, đôi lúc sự lo lắng của họ có thể gây phiền phức cho những người xung quanh.

Khả năng sắp xếp công việc rất tốt

Mặc dù có rối loạn, nhưng người bệnh OCD thường mang trong mình khả năng tổ chức mọi thứ cực kỳ tốt và thậm chí là hoàn hảo. Tuy nhiên, khả năng này có thể gây ra rắc rối cho họ và người xung quanh do sự chi tiết quá mức và tập trung vào nhiều tiểu tiết, khiến cho tiến độ công việc bị trở ngại, chậm hơn và gây sự khó chịu cho mọi người cùng hợp tác.

Khả năng sắp xếp công việc rất tốt
Nguồn: Pinterest

Cường điệu hóa về vấn đề bạo lực

Vấn đề về bạo lực là một trong những điều mà bất cứ ai cũng muốn tránh. Nhưng đối với những người mắc chứng rối loạn lo âu hoang tưởng (OCD), nỗi sợ hãi này thường được phóng đại đến mức họ không dám bước chân đến những môi trường công cộng vì lo lắng sẽ bị bạo hành. Họ cũng có những nỗi sợ khác như lo rằng người thân sẽ bạo hành họ vì một hành vi nào đó, hoặc lo bị bắt nạt khi đi học, hoặc lo lắng bị xâm hại khi ở những nơi vắng người.

Những người bị hội chứng OCD có xu hướng ám ảnh tình dục

Ngoài ra, người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - hội chứng OCD có thể trải qua những suy nghĩ không bình thường về tình dục, như muốn quan hệ với người lạ, trẻ em, người cùng giới, thậm chí là với đồng nghiệp, hoặc khách hàng trong công ty. Những suy nghĩ này thường xuyên xuất hiện trong tâm trí của họ mà họ lại không hề mong muốn.

Xu hướng hay tự dằn vặt về các mối quan hệ

Hơn nữa, người mắc chứng OCD thường luôn lo lắng về mối quan hệ, sợ sẽ gây tổn thương cho người khác, đôi khi thậm chí họ cảm thấy an lòng chỉ khi biết được suy nghĩ của đối phương.

Đặc biệt là những người mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường cảm thấy lo lắng, không an tâm khi có xung đột với đồng nghiệp, bạn bè, người thân, hoặc khi mắc phải lỗi lầm mà không biết phải xử lý ra sao.

Yêu cầu sự bảo đảm

Người mắc hội chứng OCD thường luôn bất an với quyết định của bản thân
Người mắc hội chứng OCD thường luôn bất an với quyết định của bản thân. (Nguồn: Pinterest)

Trong trường hợp của người mắc hội chứng OCD, họ thường thiếu niềm tin vào khả năng tự quyết định và sẽ phụ thuộc vào ý kiến của người khác đối với những quyết định cần phải tự mình đưa ra. Họ luôn cảm thấy rằng nếu tuân theo ý kiến của mọi người, họ sẽ an tâm hơn rất nhiều lần.

Những người bị hội chứng OCD không thích soi mình trong gương

Ngoài ra, người mắc hội chứng OCD cũng thường thể hiện sự ám ảnh với ngoại hình của mình, họ luôn cảm thấy không thoải mái hoặc miễn cưỡng khi phải nhìn vào gương. Họ sẽ không tin vào những lời khen về ngoại hình và luôn cảm thấy rằng bản thân không được  đẹp từ khi sinh ra.

Hội chứng OCD được chẩn đoán như thế nào?

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế thường bắt đầu phát triển ở độ tuổi từ 15 đến 25, với tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam giới. Dấu hiệu của bệnh không đặc thù, do đó việc chẩn đoán chính xác yêu cầu sự trung thực của người bệnh trong quá trình thăm khám tại bệnh viện.

Quá trình chẩn đoán bệnh sẽ do bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa thần kinh thực hiện, có thể mất thời gian ngắn hoặc dài tùy thuộc vào sự tin tưởng của người bệnh và sự kiên nhẫn từ bác sĩ và người thân. Bác sĩ chủ yếu sẽ dựa vào các biểu hiện lâm sàng để đánh giá căn bệnh này. Do đó, người bệnh cần trung thực khi thông báo với bác sĩ về tất cả các vấn đề mà họ đang phải đối mặt để quá trình chẩn đoán diễn ra thuận lợi và chính xác nhất.

Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và làm tăng xung đột trong xã hội trong những trường hợp không kiểm soát tâm lý tốt.

Hướng dẫn chi tiết cách điều trị hội chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Chúng ta không thể tự điều trị hoàn hảo, nhưng có thể tham khảo những phương cách hỗ trợ điều trị hội chứng OCD

Sử dụng thuốc đặc trị

Để điều trị hội chứng OCD, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Mặc dù thuốc không thể loại bỏ hoàn toàn các đặc điểm của bệnh trạng, nhưng chúng có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát tình trạng bệnh.

Thông thường, việc sử dụng thuốc sẽ được kết hợp với liệu pháp tâm lý để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc OCD bao gồm Fluvoxamine (Luvox CR), Clomipramine (Anafranil), Paroxetine (Pexeva), Fluoxetine (Prozac), và Sertraline (Zoloft).

tat-tan-tat-ve-hoi-chung-roi-loan-am-anh-cuong-che-ocd-5.png
Nguồn: Pinterest

Áp dụng liệu pháp tâm lý để giảm bớt các triệu chứng của hội chứng OCD

Để giảm bớt các đặc điểm của hội chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD), liệu pháp tâm lý được sử dụng để thay đổi cách suy nghĩ thừa thãi và hành vi lặp của bệnh nhân. Có hai loại liệu pháp tâm lý thường được sử dụng:

  • Đầu tiên là liệu pháp hành vi, bao gồm việc thúc đẩy bệnh nhân tự bộc lộ suy nghĩ ám ảnh để giải tỏa căng thẳng và ngăn chặn hành vi gây cưỡng chế.
  • Thứ hai là liệu pháp nhận thức, giúp bệnh nhân đánh giá lại lo âu, suy nghĩ và hành động để họ nhận thức sự quá mức của chúng.

Việc áp dụng các liệu pháp tâm lý này có thể tăng hiệu quả của thuốc đặc trị trong quá trình chữa trị hội chứng OCD.

Biện pháp tự cải thiện

Để giảm bớt các đặc điểm của hội chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD) tại nhà, bệnh nhân có thể thực hiện một số biện pháp tự cải thiện như: thường xuyên tâm sự với người thân, bạn bè để nhận được sự giúp đỡ và động viên; ghi chép đầy đủ mọi hành động và suy nghĩ ám ảnh để tự ý thức và xua đuổi chúng đi; duy trì giấc ngủ đúng giờ; tham gia nhiều hoạt động xã hội, cộng đồng; tập thể dục đều đặn mỗi ngày và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh; và luôn nhớ uống thuốc kết hợp với các phương pháp giảm căng thẳng, lo âu như yoga, thiền, hít thở sâu, và tắm nước ấm.

Mức độ trầm trọng của hội chứng OCD

Các đặc điểm của hội chứng OCD có thể gây cản trở đáng kể đối với hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người mắc bệnh. Ngoài ra cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập, hiệu suất làm việc và mối quan hệ của họ. Một số trường hợp có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, dẫn đến thay đổi ngoại hình, xung đột với người thân hoặc bạn bè, rối loạn lo âu và có thể gây ra trầm cảm nặng. Ngoài ra, với những người mắc OCD về tình dục, họ có thể trải qua những đời sống tình dục tiêu cực, không bình thường.  Và những vấn để vân vân, mây mây khác.

Trên hết, việc hiểu và cảm thông với những người mắc phải hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế - hội chứng OCD là điều rất quan trọng. Bằng việc tăng cường kiến thức và nhận thức về tình trạng này, chúng ta có thể tạo ra môi trường hỗ trợ tốt hơn cho họ, từ việc đưa ra lời khuyên cho đến việc cung cấp sự ủng hộ.


Nguồn: Tổng hợp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5

Đang “trend”Đang “trend”

234

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png