Nữ quyền và “nữ quyền độc hại”?

Nói “nhiều” chút về nữ quyền

Chịu khó đọc nha năn nỉ.

Để hiểu "nữ quyền độc hại" là gì, trước hết, hãy nhìn vào "chủ nghĩa nữ quyền”. Theo từ điển Merriam Webster: “Feminism is the theory of political, economic and social equality of the sexes”. Tạm hiểu: “Nữ quyền là khái niệm hướng đến sự bình đẳng giữa mọi giới tính trên phương diện kinh tế, chính trị và xã hội”. Như vậy, khái niệm “đòi nữ quyền” xuất hiện, căn bản là vì tồn tại sự bất bình đẳng giới tính trong những phương diện kể trên.

Nữ quyền là khái niệm hướng đến sự bình đẳng giữa mọi giới tính trên phương diện kinh tế, chính trị và xã hội.

Thuật ngữ “Nữ quyền” xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhưng những ý tưởng về nữ quyền đã nhen nhóm trước đó từ lâu. Cùng dạo một vòng lịch sử để xem các phong trào nữ quyền đã xuất hiện và phát triển như thế nào:

  • Thế kỷ 17 - 18: Nhiều triết gia nữ, tiêu biểu như Mary Wollstonecraft đã thách thức những chuẩn mực của chế độ phụ hệ và đấu tranh cho quyền được giáo dục và tham gia chính trị của phụ nữ.
  • Thế kỷ 18 - 19: Các phong trào bãi nô và các liên đoàn lao động liên tục đấu tranh vì quyền bình đẳng so với đàn ông.
  • 1848 - 1920: Làn sóng đấu tranh cho nữ giới đầu tiên nổ ra. Cụ thể, đấu tranh cho quyền được bảo vệ, được đi học, được tham gia vào chính trị (bao gồm cả bầu cử).
  • Thập niên 60s - 80s: Làn sóng thứ hai đấu tranh cho bình đẳng giới, cơ hội việc làm và cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó, quyền tự chủ cơ thể và chức năng sinh sản (tránh thai và phá thai, bạo lực gia đình) cũng là điều đáng lưu ý ở làn sóng này.
  • Thập niên 90s trở về sau: Làn sóng thứ 3 nổ ra trên các tranh cãi về nữ quyền liên quan đến sắc tộc, xu hướng tính dục, cấp bậc xã hội.
  • #METOO có thể nói là đại diện cho làn sóng thứ 4. Body shaming, quấy rối tình dục là câu chuyện được bàn đến. Và ở làn sóng này, đàn ông bị chĩa mũi dùi vào và bị xem như gốc rễ của vấn đề.
su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Pinterest

Nhìn chung, nữ quyền nói về việc giải phóng phụ nữ khỏi những ràng buộc và cho họ quyền tự do. Sau này, nữ quyền đương đại bàn sâu hơn về việc giải thoát mọi giới tính khỏi những định kiến, quan niệm cũ kỹ ăn sâu vào tiềm thức (ví dụ: nữ giới chỉ cần chăm lo chuyện bếp núc cho gia đình, con cái; còn nam giới phải mạnh mẽ, cứng rắn, là trụ cột kiếm tiền về cho gia đình).

Vậy nếu bình đẳng giới nói chung và nữ quyền nói riêng là “tự do”, vậy “nữ quyền độc hại” (toxic feminism) chính là mặt trái của “tự do”. Hay nói cách khác, là “ngụy tự do” hoặc “tự do giả”.

Bàn về “nữ quyền độc hại”

“Nữ quyền độc hại” (toxic feminism) là một khái niệm trừu tượng. Hướng đến hình ảnh mạnh mẽ (cực đoan), quyền lực, giỏi giang, giàu có, rằng bản thân “không thua bất kỳ thằng đàn ông nào”, và vân vân mây mây nhiều quan điểm khác sẽ được bàn ở phần tiếp theo. Nói chung, thứ “quyền” độc hại này tạo ra một khung tiêu chuẩn “ép” nữ giới phải phấn đấu đạt được (bất kể mong muốn của họ) để được công nhận là “nữ giới hiện đại phấn đấu vì nữ quyền”.

“Nữ quyền độc hại” không chỉ giam cầm nữ giới, sự thật là: những mất cân bằng nó tạo ra còn ảnh hưởng đến nam giới và sự bất bình đẳng nói chung trong xã hội. Chính vì vậy, hãy cùng 3x5 tìm hiểu một số bàn luận phổ biến về “nữ quyền” ở Việt Nam. Để xem, chỗ nào độc, khúc nào hại!

Nữ quyền và các vai trò truyền thống

Phụ nữ nội trợ đã là chuyện của 300 năm trước?

Khi xã hội hiện đại và phát triển, mô hình xã hội ít nhiều bị thay đổi. Các vai trò và vị trí chính-phụ trong xã hội cũng thay đổi. Từ sau các làn sóng phong trào nữ quyền, nữ giới dần xuất hiện nhiều hơn trong các hoạt động kinh tế, chính trị trọng yếu.

su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Pinterest

Từ đây, những bàn luận bắt đầu nổ ra, rằng liệu “nữ quyền” có phải là “giải thoát phụ nữ khỏi căn bếp” để họ có thể lao ra ngoài kia kiếm tiền, xây dựng địa vị xã hội?

Có phải “giải thoát” hay không thì cũng còn tuỳ! Tuỳ xem chính người phụ nữ ấy có muốn hay không.

Câu trả lời có thể là có hoặc không.

Nếu người phụ nữ ấy cảm thấy bị cầm tù trong công thức “căn bếp và những đứa con” và cô ấy được ủng hộ, được trao cho cái quyền ra ngoài “lăn lộn”, xây dựng sự nghiệp, địa vị, kiếm tiền và cô ấy hạnh phúc với nó, thì đó là giải thoát!

su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Pinterest

Nếu cô ấy cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng với chuyện tranh đấu ngoài xã hội mà chỉ thấy hạnh phúc khi được làm hậu phương, chăm lo nhà cửa, con cái và giữ ấm căn bếp thì đó mới chính là giải thoát.

su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Pinterest

Dựa theo định nghĩa mà lí giải, “nữ quyền” là trao cho nữ giới quyền tự do, và tự do ở đây bao gồm cả tự do lựa chọn công việc, vai trò của bản thân. Hay nói cách khác, một phụ nữ thành đạt với công việc và địa vị cao trong xã hội là biểu hiện của nữ quyền, một phụ nữ cần mẫn với gia đình và những đứa con cũng là biểu hiện của nữ quyền. Miễn là cô ấy TỰ CHỌN cách sống cho mình, không bị tác động, ép buộc bởi bất kỳ tình huống, hoàn cảnh hay bất kỳ người nào khác.

“One more day, one more slay” trên văn phòng cũng thích mà ở nhà có chồng hiền con ngoan cũng ghiền mà mấy bồ.

Nữ quyền và chuyện ngoại hình

Đã qua rồi cái thời yểu điệu thục nữ?

Bra vs No-Bra

“No-bra” hay “Braless” được bắt nguồn từ những phong trào nữ quyền từ nửa cuối thế kỉ 20, khi phụ nữ phản đối việc bị hạn chế về sức khoẻ, vận động, thể thao, văn hóa do mặc áo ngực.

Phong trào này nổi bật với mong muốn giải phóng cơ thể phụ nữ, cho họ quyền tự do ăn mặc mà không lo lắng về quấy rối hay tranh cãi ở nơi công cộng hoặc trong gia đình.

Không chỉ áo ngực nói riêng, chúng tôi muốn bàn về cả phần nhìn nói chung. Đã có rất nhiều cuộc “cách mạng” nổ ra với mục đích giải thoát nữ giới khỏi những phong cách vốn luôn quen thuộc.

su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Pinterest

Nhìn chung, bàn luận này cũng không khác cái trước về bản chất, rằng mặc hay không mặc đều không quan trọng. Nếu một phụ nữ mặc áo ngực vì cô ấy bị gò bó tư tưởng bởi môi trường sống, đó là thiếu nữ quyền. Nếu một phụ nữ không mặc áo ngực vì cô ấy được bảo phải làm vậy vì sự tự do của nữ giới, đó là nữ quyền độc hại.

Sau cùng, chúng tôi vẫn ủng hộ quan điểm “nữ quyền là quyền tự do của người nữ”. Bao gồm cả tự do lựa chọn cách ăn mặc sao cho phù hợp với điều kiện, sở thích, nhu cầu.

“Nữ quyền” không phải câu chuyện được gói gọn trong cái áo ngực. Và yểu điệu hay không là lựa chọn của mỗi người.

Nữ quyền “kiếm chuyện” với đàn ông?!

Nữ quyền là phải khiến đàn ông phục tùng và e sợ?

“Nữ quyền” không phải cái cớ để bao biện cho sự căm ghét của bản thân đối với đàn ông. Đó là “nữ quyền độc hại”.

Một số quan điểm phổ biến cho rằng, “nữ quyền” là phong trào chống lại đàn ông, là “cuộc chiến một mất một còn”. Phải thừa nhận rằng, thời gian qua khái niệm “nữ quyền” đã bị lạm dụng. Rất nhiều quan điểm cực đoan được lan tỏa rộng rãi như “bài trừ hôn nhân”, “lấy chồng để chồng ngồi lên đầu?” hay rất nhiều những nội dung nhân danh “đề cao tính nữ” xuất hiện rộng khắp các trang mạng xã hội.

su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Sưu tầm
su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Sưu tầm
su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Sưu tầm
su-that-ve-nu-quyen-va-nu-quyen-doc-hai
Ảnh: Sưu tầm

Đáng buồn thay, bởi “nữ quyền” là một chủ nghĩa ủng hộ tự do và công bằng trong xã hội. “Nữ quyền” không phải một trò chơi để tìm ra kẻ chiến thắng? Rằng “nếu tôi không ABC thì anh ta sẽ XYZ”.

Nữ quyền không lên án, coi thường và hạ thấp đàn ông. Đồng thời cũng không ủng hộ việc xem nữ giới là thượng đẳng so với đàn ông và ngược lại.

Trời ơi đừng có quá ghiền ba cái “Dark Feminine” rồi gì mà “Light Vibe Feminine”, “Queen Energy”... Một hồi là thành hỗn chiến tiên nữ Winx với nhóm Trix hết.

Lời gần cuối

Như các bồ cũng đã thấy, làm gì có sự giải phóng nào ở đây, thay vì một cái cũi sắt, thứ mà “nữ quyền độc hại” tạo ra là cái lồng chim - đẹp đẽ hơn, sang trọng hơn, nhưng về bản chất vẫn không phải “tự do”.

Chủ nghĩa nữ quyền tồn tại là vì đâu đó còn những bất công hay bất bình đẳng về lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến nữ giới tồn đọng trong xã hội như sự coi nhẹ chế độ thai sản hay bạo lực gia đình, thiếu công bằng trong cơ hội, lương thưởng và đãi ngộ chốn công sở… “Quyền bình đẳng cho người nữ” ủng hộ “quyền bình đẳng cho người nam” với đích đến cuối cùng là một xã hội bình đẳng. Chính vì vậy, hãy ủng hộ nữ quyền đúng cách và không ngừng đặt câu hỏi để không bị những nguồn tin sai lệch dắt mũi.


Tác giả: mdat

Đồng tác giả: Mỹ Đỗ

~/assets/images/length.pngDài quá không đọc
Khái niệm “nữ quyền” và “nữ quyền độc hại” được đưa ra so sánh trên một số khía cạnh của xã hội như: vai trò và vị trí của phụ nữ, lựa chọn ngoại hình và ăn mặc của họ, tương tác và hành động của họ đối với đàn ông. Từ đó cho thấy, nữ quyền là đấu tranh cho quyền bình đẳng, xoá bỏ những bất công chứ không phải áp đặt người phụ nữ phải trở thành một phiên bản hay đáp ứng các tiêu chuẩn mà họ không muốn như “nữ quyền độc hại”. Bản chất của nữ quyền không hề độc hại, cái độc hại là những gì, những ai nhân danh nữ quyền để tạo ra thêm áp lực hay sự mất cân bằng cho xã hội. Hãy mở rộng góc nhìn để thấy được nhiều mặt hơn trong cuộc sống, không phải để ganh đua thắng thua, mà là để yêu thương nhiều hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5
332

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png