Thức ăn healthy có “lành mạnh” như chúng ta tưởng?
Trên thực tế, thức ăn gán nhãn healthy chưa chắc lành mạnh như chúng ta tưởng. Ví dụ gần đây là một nghiên cứu cho thấy nước ép trái cây (chỉ chứa đường tự nhiên) giúp giảm huyết áp đáng kể khi dung nạp vừa đủ, từ đó dẫn đến những tuyên bố rằng uống nước ép trái cây thường xuyên có thể điều trị bệnh cao huyết áp. Khoan đã! Điều này sẽ gây hiểu lầm khi chỉ nhìn bề ngoài.
Hãy thử nói chuyện với bất kỳ một chuyên gia sức khỏe hay chuyên gia dinh dưỡng nào, bạn sẽ nhận ra nước ép trái cây (ngay cả khi không thêm đường hay chứa chất phụ gia) thoạt nghe có vẻ hữu ích nhưng không tốt như bạn nghĩ. Dù cho đó là nước trái cây nguyên chất và đường tự nhiên đi nữa thì nó vẫn là… đường. Và quá nhiều đường đều không tốt. Nhất là khi bạn chỉ tiêu thụ nước ép mà bỏ vỏ hay xác vốn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Các loại nước trái cây hoàn toàn nguyên chất (nhất là loại quả có chỉ số đường huyết thấp như quả mọng) sẽ có lợi hơn đặc biệt khi bạn xay sinh tố kèm thêm một số loại rau để tăng lượng chất xơ và ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng đột biến. Song hãy thẳng thắn đi! Đa phần chúng ta có xu hướng lựa chọn thức uống đóng chai tiện lợi ở siêu thị vì nghĩ nó tốt và đỡ mất thời gian hơn tự chế biến đúng chứ?
Ngoài nước trái cây, nhiều thực phẩm khác tại siêu thị cũng được coi là đã qua chế biến dù đóng gói với nhãn dán chỉ ra nhiều lợi ích sức khỏe. Theo chuyên gia dinh dưỡng và nhà khoa học Federica Amati, đây gọi là “health halo effect” - hiệu ứng hào quang sức khỏe, tức là thiên kiến của người dùng về một sản phẩm và nó không thực sự đúng đắn. Thuật ngữ này sử dụng để mô tả về thực phẩm siêu chế biến (UPF hay ultra-processed foods) cùng các thực phẩm đóng gói khác, có dán nhãn “giàu chất xơ" hay “nguồn cung cấp vitamin D dồi dào" để làm ra vẻ như là lựa chọn lành mạnh.
Nếu bạn chưa biết UPF là gì thì dạng thực phẩm này thường có lượng nước ít và mật độ calo cao hơn, khiến chúng ta chưa thỏa mãn và muốn ăn thêm. Lâu dần, thói quen này sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân hay nặng hơn là ung thư.
Bạn để ý mà xem, thức ăn thực sự tốt cho sức khoẻ không cần phải quảng cáo và tung hô là tốt cho sức khỏe. Và chiến lược PR này đã vô tình “bóp méo” hành vi tiêu dùng của chúng ta. Vậy chúng ta cần làm gì đây?
Federica Amati khuyên bạn nên xem qua bảng thành phần để hiểu chính xác về sản phẩm mình mua. Tất nhiên rồi! Thời buổi hiện đại, chúng ta đâu còn là người tiêu dùng “vô tri” nữa. Theo đó, bạn quan sát thấy đồ uống hay thực phẩm chứa thành phần mà mình chưa từng nghe đến (hay có tên gọi dài dằng dặc như công thức hoá học), có khả năng chúng nằm trong list UPF. Ngoài ra, đường và chất tạo ngọt cũng là yếu tố quan trọng, điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn về những gì mình nạp vào cơ thể.
Né ngay 5 món "nhìn vậy mà không phải vậy"
Nói dông dài nãy giờ đủ rồi, giờ là lúc bạn cần biết những món ăn “nhìn vậy mà không phải vậy” để chia tay sớm. Chắc rằng chúng ta từng ít nhất một lần, thậm chí nhiều lần ăn những món dưới đây:
Nước trái cây siêu thị
Một đại diện kinh điển về những quảng cáo “fake" như nguồn cung cấp vitamin và được làm từ trái cây thật. Có thể nói, nước trái cây siêu thị là “thủ phạm" trực tiếp làm tăng nguy cơ sâu răng ở trẻ em, gây béo phì và tiểu đường mức 2 ở người lớn. Nhưng buồn thay, đây lại là một trong những thức uống được chúng ta ưu ái nhiều nhất khi đến mua đồ ở siêu thị.
Đồ ăn vặt trẻ em
Không chỉ trẻ con, người lớn chúng ta đôi khi cũng “fall in love" với những món ăn vặt dành cho trẻ như bánh gấu, thạch rau câu, bánh quy, trái cây sấy… Phải thừa nhận rằng hương vị của chúng rất tuyệt vời, bắt miệng nên chúng ta cứ ăn không thể dừng, huống gì trẻ em. Chính vì vậy, hậu quả đồ ăn vặt để lại sẽ nặng nề hơn chúng ta tưởng tượng.
Bánh mì và bánh ngọt siêu thị
Các loại bánh ngọt và bánh mì trong siêu thị hầu như luôn là thực phẩm siêu chế biến vì đã đông lạnh trong nhiều tuần. Những món này có thể chứa chất nhũ hoá, đường, chất bảo quản, tinh bột chiết xuất cũng như màu nhân tạo. Trong khi đó, bánh ngọt hay bánh mì tươi chỉ cần những nguyên liệu như nước, men, bột mì, bột chua thêm chút bơ hoặc muối là đủ.
Protein bar
Các thanh protein có thể “push" năng lượng của chúng ta ngay lập tức, đặc biệt vào những ngày chạy deadline và không có nhiều thời gian đầu tư cho việc ăn uống. Thế nhưng đừng vì vậy mà lạm dụng protein bar. Món này tuy “mang tiếng" là giàu protein, ít đường và phù hợp với keto, paleo nhưng lại chứa hàng tá thành phần độc hại như chất nhũ hoá và làm ngọt nhân tạo. Nếu sử dụng thường xuyên, bạn sẽ dễ gặp những vấn đề về đường ruột cũng như sức khỏe nói chung.
Ngũ cốc đóng hộp
Các chị em hay dùng ngũ cốc đóng gói cho bữa sáng của mình và nghĩ rằng chúng healthy đâu nào! Lại một lần nữa, món này được tâng bốc như khả năng cung cấp vitamin D, có nguồn gốc từ thực vật, chứa sắt và làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Thế nhưng, ngũ cốc đóng hộp chủ yếu là UPF với nhiều đường hoặc chất tạo ngọt, ít giá trị dinh dưỡng và không phải cách hiệu quả để bắt đầu một ngày mới. Cách tốt nhất là chúng ta nên dùng ngũ cốc tự nhiên, không “bọc đường mật”, có nhiều chất xơ và nguyên cám để đảm bảo an toàn nha!
Túm lại, cái gì quá cũng không tốt và đặc biệt là thức ăn đóng hộp trong siêu thị. Nếu thỉnh thoảng chúng ta dùng thì cũng không đến nổi nào, nhưng tốt nhất hãy tránh đi bạn nhé!
Nguồn: Vogue
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list