Xem thêm:
Da chân xấu phải làm sao? 7 cách chăm sóc da chân trắng mịn
Cách trị khô da chân tại nhà chính xác nhất, đạt hiệu quả cao
Top 8 mặt nạ dưỡng da chân tốt và hiệu quả nhất
Có nên lấy khoé móng chân không?
Khoé móng chân là một phần nhỏ của móng chân, nằm ở phía ngoài và thường thì nó không gây đau hay khó chịu gì cả. Vì vậy đối với một số người thì việc lấy khoé móng chân là không cần thiết và có thể gây tổn thương nếu không được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, một số người muốn làm sạch toàn diện cho cơ thể, nhất là đối với các chị em rất quan tâm đến vẻ ngoài, không đẹp thì phải sạch, sạch từ trên xuống dưới đến cả cái móng chân cũng phải sạch đẹp mới chịu.
Lấy khoé móng chân cũng có nhiều lợi ích quan trọng. Quá trình này giúp làm sạch và tạo hình cho móng chân, giúp chúng trở nên gọn gàng hơn. Ngoài ra, lấy khoé móng chân còn giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm. Khi móng chân bị quá dài hoặc cắt không đều, có thể gây tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nhưng khi ta lấy khoé móng chân đúng cách, vi khuẩn khó có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm. Điều này đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề như viêm nhiễm móng chân và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến móng chân.
Một số người lại cho rằng việc lấy khóe móng chân là chuyện “cỏn con” làm cái một nhưng rồi lại lấy khoé móng quá sát, cắt quá gần vào vùng khoé móng. Điều này dẫn đến việc vùng này bị trầy xước và tổn thương, gây ra những vấn đề không mong muốn. Vì vậy, mấy “ní” cũng nên học cách lấy khóe móng chân bài bản và đúng cách đi nha!
Làm sao để lấy khoé móng chân đúng cách và an toàn
- Đầu tiên, phải vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ lấy khoé móng chân bằng cách khử trùng chúng bằng cồn.
- Ngâm chân của bạn trong chậu nước ấm trong khoảng thời gian từ 10 - 15 phút. Việc này sẽ giúp làm sạch chân, làm mềm móng chân và vùng da xung quanh khóe móng. Đừng quên lau khô chân trước khi tiến hành cắt móng nhé!
- Sử dụng kềm cắt móng để cắt phần khóe chân một cách cẩn thận và chậm rãi. Hạn chế cắt quá sâu để tránh tổn thương da và gây đau đớn.
- Tiếp theo, bạn có thể dùng cây lấy khóe móng để đẩy nhẹ nhàng phần da thừa ở móng. Nhớ đẩy nhẹ và không đẩy quá sâu để tránh làm tổn thương da nhé!
- Cuối cùng, sử dụng cái dũa móng chân để chỉnh sửa lại hình dáng của móng sao cho đẹp và đều là được nè!
Vậy là xong rồi đó! Thao tác cũng dễ mà đúng không? Nhưng mà các nàng nhớ làm thật nhẹ thôi nhé! Còn nếu mấy bà nào cắt móng tay còn vụng về chưa xong thì thôi đi ra tiệm làm cho nhanh và an toàn hơn nha!
Cách xử lý khi khóe móng chân bị sưng mủ
Trong trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tại nhà để giảm tình trạng sưng và đau:
- Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10-15 phút hàng ngày. Nước ấm sẽ làm mềm da và giúp nhanh chóng làm dịu vùng bị sưng.
- Rửa sạch chân bằng xà phòng nhẹ và khử trùng bằng cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn chặn nhiễm trùng lây lan sang vùng da bên cạnh.
- Bác sĩ có thể kê đơn một loại kem chống viêm hoặc kháng sinh bôi trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Điều này giúp giảm sưng, đau và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Bạn cần giữ vùng móng chân luôn được sạch sẽ và khô ráo. Thay băng gạc thường xuyên để tránh nhiễm trùng lan rộng và giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.
Nếu chẳng may móng chân của bạn bị sưng đỏ và lên mủ nghiêm trọng thì nhất định phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời nhé! Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mủ để xác định chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng và kê đơn thuốc phù hợp để điều trị cho bạn.
Cách chăm sóc móng chân chắc khỏe
- Cắt móng chân đúng cách: Khi cắt móng chân, hãy chắc chắn không cắt quá ngắn. Nếu cắt quá sâu, có thể gây tổn thương cho móng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Hãy cắt móng chân theo đường cong tự nhiên của nó và tránh cắt góc quá nhọn.
- Dùng dũa móng để làm nhẵn các cạnh móng: Sau khi cắt móng, hãy sử dụng cây dũa móng để làm nhẵn các cạnh móng. Điều này giúp tránh làm móng bị xước và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào vùng móng.
- Làm sạch da xung quanh móng: Vùng da xung quanh móng chân cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng bàn chải lông mềm và xà phòng nhẹ để làm sạch da xung quanh móng. Điều này giúp loại bỏ lớp da chết và ngăn chặn vi khuẩn phát triển.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết: Để móng chân khỏe mạnh, bạn cần bổ sung các dưỡng chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, biotin, sắt, kẽm, và axit folic. Các dưỡng chất này giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng phục hồi của móng chân.
- Sử dụng kem dưỡng móng: Bạn có thể sử dụng kem dưỡng móng để giữ móng chân khỏe mạnh và bóng mượt. Kem dưỡng móng thường chứa các thành phần cần thiết như vitamin và dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe và độ bền của móng chân.
- Thay tất ít nhất mỗi ngày một lần: Tất là một môi trường ẩm ướt và lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Do đó, hãy thay tất ít nhất mỗi ngày một lần để đảm bảo chân luôn khô ráo và sạch sẽ.
- Rửa chân và lau khô hoàn toàn: Hãy rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Sau đó, lau khô chân hoàn toàn, đảm bảo không để chân ẩm ướt. Vi khuẩn thường phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt, vì vậy giữ chân khô ráo là rất quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
- Giữ chân luôn sạch sẽ: Hạn chế đi chân trần trên đất, đặc biệt là nơi ẩm ướt và bụi bẩn. Điều này giúp tránh tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và ngăn chặn việc chúng xâm nhập vào móng chân.
Và đó là cách lấy khóe móng chân đúng cách cho các “ní” nè! Nếu các nàng còn có câu hỏi nào về làm đẹp hay chăm sóc sức khỏe toàn diện thì có thể ghé 3x5 để biết nhiều hơn nha!
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list