Thao túng tâm lý trong tình yêu là gì?
Thao túng tâm lý trong tình yêu (gaslight in relationship) là hình thức lạm dụng tâm lý trong một mối quan hệ không lành mạnh. Trong mối quan hệ này, một người sẽ khiến người kia nghi ngờ về nhận thức, phán đoán, ký ức và sự tỉnh táo của bản thân, gây cho họ tâm lý hoang mang, bối rối.
Trong thực tế, nhiều người đã và đang yêu một cách mù quáng. Họ luôn cho là mình có lỗi trong mọi việc. Thế nhưng, sự thật họ mới chính là nạn nhân, đang bị đối phương thao túng tâm lý.
Thao túng tâm lý trong tình yêu không “kén người" hay “kén tuổi". Thông thường, người thao túng tâm lý không biểu hiện ngay từ đầu mà sẽ chỉ lộ thân phận sau một thời gian xây dựng lòng tin và bắt đầu từ những hành vi nhỏ sau đó phát triển lớn hơn. Điều này khiến đối phương khó nhận ra bản thân mình đang bị thao túng tâm lý.
Gaslighting là thao túng tâm lý?
Gaslighting là gì? Gaslighting là một loại thao túng tâm lý. Đúng! Thế nhưng, không phải mọi thao tác thao túng đều được coi là gaslighting.
Gaslighting là một hình thức thao túng nguy hiểm, gây tổn thương cho người khác. Đây là kiểu lạm dụng với mục đích gây ảnh hưởng tiêu cực đến đối phương, kiểm soát và lợi dụng họ. Thao túng tâm lý là hành vi bóp méo nhận thức của người khác, khiến họ tự ti, mất niềm tin vào bản thân, thậm chí còn dằn vặt, đau khổ.
Các hình thức thao túng trong tình yêu
Thao túng tâm lý trong tình yêu tồn tại dưới rất nhiều hình thức, đôi lúc bạn không hề nhận ra đó là trạng thái bị thao túng:
- Gaslighting: Khi bạn đối đầu, giận dữ, đối chất với đối phương về một vấn đề nào đó nhưng bị họ trách ngược lại. Sau cùng, chính bản thân bạn lại cho rằng mình có lỗi và tiếp tục chấp nhận ở bên người ấy, duy trì mối quan hệ độc hại này. Đây là hình thức kẻ thao túng gạt bỏ những trải nghiệm của đối phương, khiến họ trở thành nạn nhân tự đặt câu hỏi cho chính mình.
- Sự im lặng (Silent Treatment): Người thao túng tâm lý có xu hướng không nói chuyện với người khác. Họ sử dụng sự im lặng để duy trì quyền lực bản thân. Đây là sự im lặng có chủ ý. Mục đích của sự im lặng này chính là họ muốn người khác phải lo lắng, chờ đợi và duy trì sự kiểm soát.
- Cảm giác tội lỗi (Guilt-tripping): Đây cũng là hình thức thường xảy ra trong tình yêu. Biểu hiện cụ thể là người thao túng tâm lý thường nhắc nhở về việc đã hy sinh những gì cho người kia. Điều này khiến họ cảm thấy tội lỗi, buộc họ cần phải trả một món nợ.
- Sự tâng bốc: Ai cũng muốn nhận được những lời khen thế nhưng có những lời khen không thành thật mà đó là sự tâng bốc. Đây là chiến lược lôi kéo. Họ đang phóng đại, cố tình đưa ra một lời khen, một lời nịnh nọt để lôi kéo, gần gũi với bạn hơn mà thôi.
- Đánh bom tình yêu (Love bombing): Tỏ tình, thể hiện tình cảm quá nhiệt tình trong một mối quan hệ mới chớm nở cũng là một hình thức thao túng tâm lý trong tình yêu. Mục đích của hành vi này là thao túng cảm xúc đối phương để nhanh chóng thiết lập mối quan hệ. Ngoài ra, hình thức này cũng có thể xảy ra trong một mối quan hệ lâu dài. Sau khi làm tổn thương bạn sâu sắc, người thao túng tâm lý thường có xu hướng tặng bạn một món quà hoặc thể hiện sự quan tâm đặc biệt để bạn tha thứ, thay vì giải quyết hành vi của họ.
4 giai đoạn thao túng tâm lý trong tình yêu
Thao túng tâm lý trong tình yêu là hành vi thiếu lành mạnh, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả 2 người. Thế nhưng, đây lại là hành vi rất phổ biến trong tình yêu. Thông thường, thao túng tâm lý tình yêu trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ chối
Người thao túng tâm lý thường xuyên phủ nhận lời nói, hành động của người kia ngay cả khi có bằng chứng rõ ràng. Chiến thuật thao túng tài ba khiến đối phương nghi ngờ bản thân mình và sự nghi ngờ này sẽ lớn dần theo theo thời gian.
Giai đoạn 2: Đổ lỗi
Kẻ thao túng tâm lý sẽ chuyển hết trách nhiệm cho người khác. Điều này sẽ khiến đối phương đặt câu hỏi cho hành động của chính họ và nhận lỗi về mình. Về lâu dài, những trường hợp đổ lỗi lặp đi lặp lại nhiều lần khiến nạn nhân mất lòng tin về chính mình và dễ bị kẻ thao túng kiểm soát.
Giai đoạn 3: Hạ thấp tầm quan trọng của người khác
Kẻ thao túng không quan tâm đến cảm xúc, trải nghiệm của đối phương. Thậm chí, kẻ thao túng còn tầm thường hóa cảm xúc của họ. Chính điều này khiến người bị thao túng luôn đặt câu hỏi cho chính cảm xúc của mình, gây cảm giác bối rối, phụ thuộc vào quan điểm của kẻ thao túng.
Giai đoạn 4: Mâu thuẫn
Người thao túng tâm lý thường cung cấp những thông tin không nhất quán, cố tình gây mâu thuẫn khiến đối phương mất phương hướng. Lúc này, người bị thao túng sẽ nghi ngờ về trí nhớ, sự hiểu biết của bản thân.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thao túng tâm lý
Đâu dễ dàng “kẻ săn mồi" lại để cho bạn biết họ đang rình rập bạn. Kẻ thao túng tâm lý trong tình yêu cũng rất “siêu" như thế, khó có thể nhận ra bạn đang là nạn nhân nếu không biết rõ những dấu hiệu của cái trap:
Kiểm soát các mối quan hệ xung quanh của bạn
Người thao túng tâm lý luôn muốn kiểm soát bạn về mọi mặt, kể cả những mối quan hệ xung quanh. Họ ngăn chặn bạn tiếp cận người khác để bạn không tìm thấy sự hậu thuẫn bên ngoài. Nếu người yêu bạn luôn đặt ra những ranh giới cho bạn ngay cả trong suy nghĩ hoặc cấm bạn tìm kiếm lời khuyên, sự hỗ trợ từ người khác có nghĩa là bạn đang bị thao túng tâm lý.
Khiến bạn cảm thấy mình là người có lỗi trong mọi vấn đề
Người thao túng tâm lý cùng thường xuyên những lời nói để chỉ trích, hạ thấp người yêu. Bất kể mọi sự cố, mọi mâu thuẫn giữa 2 người xảy ra, họ luôn đổ lỗi cho chính bạn. Để biết bạn đang bị đối phương thao túng tâm lý hay không, hãy tự hỏi bản thân xem đối phương có thường xuyên nhận xét tiêu cực về bạn hay bạn có thường xuyên bị đổ lỗi trong các cuộc tranh cãi.
Khiến bạn nghi ngờ bản thân
Với mục đích thao túng tâm lý, đối phương sẽ khiến bạn luôn nghi ngờ bản thân. Bạn luôn phải tự hỏi mình có thật sự xứng đáng với họ, bản thân có làm gì sai với họ hay không. Theo thời gian, bạn sẽ đánh mất niềm tin vào chính mình.
Hay nói dối
Thao túng tâm lý trong tình yêu cũng được biểu hiện qua những lời dối trá. Người thao túng thường có xu hướng dùng lời nói để vẽ nên những câu chuyện sai lầm, bóp méo sự thật để khiến đối phương lo lắng, bất an. Lúc này, bạn sẽ phải tự hỏi bản thân có phải người yêu mình đang cố che giấu điều gì đó, thực tế và lời nói của họ có gì mâu thuẫn không, có phải quan điểm của bạn và họ luôn trái ngược nhau?
Gạt qua cảm xúc và suy nghĩ của bạn
Khi có sự việc xảy ra, bạn cảm thấy khó chịu, họ thường không quan tâm và cho rằng bạn quá nhạy cảm. Đã khi nào người yêu bạn luôn cho rằng bạn đang phản ứng thái quá hay bạn đang phóng đại mọi thứ? Cảm xúc của bạn luôn bị đối phương gạt bỏ? Bạn muốn chia sẻ vấn đề của mình nhưng họ lại luôn tránh né? Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh này có nghĩa là bản thân bạn đang bị đối phương thao túng tâm lý.
Tại sao họ lại muốn thao túng tâm lý trong mối quan hệ này
Không phải ai cũng muốn thao túng tâm lý của nửa kia. Những người thích kiểm soát thường bất an về cảm giác kiểm soát cuộc sống của bản thân. Hơn nữa, bản thân họ cũng có tính cách tự ái quá cao.
Dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào thì hành vi thao túng tâm lý đều ảnh hưởng đến cuộc sống của cả 2 người, khiến mối quan hệ này trở nên độc hại.
Cần làm gì khi bạn bị thao túng tâm lý?
Về lâu dài, người bị thao túng tâm lý trong tình yêu có thể đánh mất giá trị bản thân, trở nên tự ti, thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Bởi vậy, khi nhận ra bản thân đang bị kiểm soát, hãy tự mình bước ra và hành động.
Tìm ra vấn đề
Xác định vấn đề bạn đang gặp phải là bước quan trọng nhất. Từ đó, bạn sẽ tìm được hướng đi cho chính mình. Sau những cuộc tranh cãi, bạn có thể viết lại những chi tiết trong cuộc hội thoại và xem lại khi đã bình tĩnh hơn. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra sự thật, xác định đúng sai một cách dễ dàng.
Hãy đặt bản thân lên hàng đầu
Bạn hãy biết yêu bản thân mình nhiều hơn, quan tâm đến cảm xúc của chính mình. Hơn ai hết, bạn chính là người phải chịu trách nhiệm với bản thân. Thay vì nhận hết tội lỗi, bạn hãy tập trung vào cảm xúc của mình để có những hành động đúng đắn hơn.
Nói chuyện rõ ràng với đối phương về cảm xúc hiện tại
Khi bị đổ lỗi, nhiều người thường cam chịu vì sợ đánh mất mối quan hệ hiện tại. Sự chịu đựng có thể giúp mối quan hệ trở nên tốt đẹp nhưng lại không hề tốt cho chính họ. Thế nên, bạn hãy mạnh dạn nói chuyện với đối phương về cảm xúc của mình, bản thân bạn muốn gì.
Hành động này vừa giúp bạn giải tỏa tâm lý vừa xây dựng một mối quan hệ tích cực, lành mạnh.
Đặt ra ranh giới cho bản thân và người kia
Mỗi người nên tự đặt ra một ranh giới nhất định cho bản thân. Đó cũng là cách xây dựng lòng tự tôn cho bản thân, không để ai kiểm soát. Đúng nhận, sai cãi - mỗi người cần chịu trách nhiệm cho những hành động, cảm xúc của mình và không đổ lỗi cho người khác.
Mạnh mẽ đưa ra quyết định
Để không còn bị thao túng tâm lý trong tình yêu hay bất kỳ mối quan hệ nào khác, bạn cần học cách nói không. Đừng bao giờ tranh cãi chỉ để tranh giành quyền lực và cũng đừng chỉ biết nhận sai về mình.
Tỉnh táo lên các chị elm ơi, đừng để bất kỳ ai có thể xâm phạm mình. Đừng để bản thân lại rơi vào cái bẫy thao túng tâm lý trong tình yêu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, khiến mối quan hệ trở nên độc hại.
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list