Cùng tìm hiểu xem mụn ở cằm là gì?
Một hiện tượng gây khó chịu với những cơn đau, nhức dai dẳng. Cũng mang bản chất là mụn nhưng có thể bạn sẽ cần biết thêm vài điều “kỳ lạ” về mụn ở cằm đấy.
Skincare với tinh thần Gen Z và trí tuệ của Millennials cùng 3x5: 3x5 | Skin
Tình trạng mọc mụn dưới cằm
Như đã nói, mụn ở cằm có thể được xem như một loại bệnh lý về da, xảy ra do tăng tiết bã nhờn, tắc nghẽn nang lông hay nhiễm khuẩn Propionibacterium acnes, tạo ra không thiếu một dạng nào của mụn - từ mụn bọc, mụn chai, mụn đỏ, mụn cám, mụn đầu đen, mụn ẩn hay mụn mủ.
Điều đáng quan ngại là tình trạng mụn ở cằm có thể sẽ ngày một phổ biến hơn nữa trong tương lai. Lý do hả? Đọc hết là biết!
Nguyên nhân gây nổi mụn ở dưới cằm
- Rối loạn nội tiết tố
Là nguyên nhân phổ biến và lớn nhất gây ra tình trạng mụn ở cằm, đặc biệt là ở phụ nữ. Hormone androgen, một loại hormone sinh dục, có vai trò kích thích sản xuất bã nhờn trên da. Khi nồng độ hormone androgen tăng cao, sẽ dẫn đến tăng tiết bã nhờn, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn có thể gây ra các thay đổi khác trên da, chẳng hạn như thay đổi màu da, tăng sắc tố, hoặc làm suy yếu hệ miễn dịch của da. Những thay đổi này cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ hình thành mụn.
Các nguyên nhân cụ thể gây rối loạn nội tiết tố có thể bao gồm:
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, hoặc mãn kinh (sự thay đổi về nồng độ giữa 3 hormone estrogen, progesterone và testosterone tạo ra “môi trường” cho mụn được sinh sôi)
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Bệnh lý tuyến giáp
- Bệnh lý buồng trứng
- Bệnh lý tuyến thượng thận
Mụn do rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở vùng cằm, quai hàm, và xung quanh má dưới. Các nốt mụn thường có kích thước lớn, sưng đỏ, và có thể gây đau nhức. Mụn do rối loạn nội tiết tố thường có xu hướng tái phát và khó điều trị.
- Rối loạn giấc ngủ gây mụn ở cằm
Không còn xa lạ gì với nhịp sống hiện đại. Cột sống của không chỉ Millennials mà cả Gen Z đều bận bịu với việc phải gánh vác hàng tá deadlines và KPIs lớn nhỏ, chính vì vậy, người ta thức khuya dậy sớm nhiều hơn. Theo các chuyên gia (mà thật ra cũng chẳng cần chuyên gia nói nữa), việc thức khuya, stress, mệt mỏi dài ngày chính là quả bom nổ chậm gây mụn ở cằm.
Thiếu ngủ cũng làm tăng đề kháng insulin - dẫn đến tăng lượng glucose trong máu - nguyên nhân chính làm mọc mụn ở cằm. Ngoài ra, căng thẳng và stress sẽ làm sản sinh ra nhiều hơn hormone cortisol - một loại nội tiết tố làm tăng sinh bã nhờn, đến đây thì không cần nói tới hậu quả nữa rồi nhỉ?
- Sử dụng thuốc tránh thai
Đây là một nguyên nhân phổ biến và quen thuộc với nữ giới. Thuốc tránh thai và thuốc tránh thai hằng ngày. Một thông tin phổ biến mà bạn thường nghe về thuốc tránh thai là khả năng làm giảm mọc mụn của việc sử dụng nó, vậy tại sao bài viết lại đề cập đến nó như một nguyên nhân?
Sự kết hợp của các thành phần hormone trong thuốc tránh thai làm giảm lượng hormone androgen lưu thông trong máu - từ đó làm giảm mụn. TUY NHIÊN! Nếu ngừng thuốc đột ngột, androgen sẽ bất ngờ bị kích thích, dẫn đến tình trạng làm việc quá sức của nó, bã nhờn sẽ được tiết ra nhiều hơn, tạo điều kiện cho mụn mọc nhiều hơn.
- Đắp mặt nạ sai cách cũng mọc mụn ở cằm
Thường thì đắp mặt nạ sai cách dễ dẫn đến mọc mụn ở mặt tiền hơn, nhưng dưới cằm cũng không phải là một ngoại lệ.
Việc đắp mặt nạ là để cấp ẩm, dưỡng da, hoặc xử lý một số vấn đề trên bề mặt da (dầu thừa, mụn cám, mụn đầu đen,…), nhưng trong điều kiện KHÔNG lý tưởng, một làn da bí bách (với những chiếc lỗ chân lông tắc nghẽn như lỗ mũi bạn mấy ngày trời lạnh), giờ đây còn được “phong ấn” lại bởi cái mặt nạ, giữ lại dầu thừa và mồ hôi trên da - tạo ra một môi trường không còn gì tuyệt vời hơn cho các vi khuẩn thỏa sức “party” và tận hưởng.
- Dị ứng với mỹ phẩm
Là một nguyên nhân dở khóc dở cười với con dân skincare, đôi lúc việc bị kích ứng với mỹ phẩm không chỉ tạo ra những nốt sần, cảm giác ngứa ngáy trên da, trong một số trường hợp, việc bị dị ứng hay kích ứng còn tạo ra mụn và đặc biệt là mụn ở cằm.
Đó là chỉ mới nói về việc dị ứng với mỹ phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ. Tất nhiên hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc aka “kem trộn” sẽ còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Tất tần tật về da dẻ ở đây nè: 3x5 | Skin
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học gần như là nguyên nhân của tất cả vấn đề bạn gặp phải trong đời chứ chẳng riêng gì con bé “mụn ở cằm”. Một chế độ ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, thiếu nước, rau, củ, quả,… là một trong những nguyên nhân gây ra mụn ở cằm.
Cách điều trị mụn ở cằm tại nhà hiệu quả
Nói đi cũng phải nói lại, 3x5 hết sức thông cảm cho bạn vì mụn ở cằm không phải thứ bạn có thể hoàn toàn kiểm soát được. Tuy nhiên, vẫn có những cách để hạn chế sự tồn tại và phát triển của con bé này, cụ thể như sau:
Thói quen làm sạch
Rửa mặt đúng cách là 50% khắc phục được mụn ở cằm rồi đó. Bản chất của tất cả các loại mụn đều có dính dáng đến dầu nhờn và cặn tế bào chết tích tụ trong nang lông. Chính vì vậy, làm sạch là chiến thuật đầu tiên!
3x5 đề xuất bạn nên rửa mặt một lần sáng sau khi ngủ dậy và một lần tối trước khi đi ngủ, bên cạnh đó rửa mặt và tẩy trang kỹ sau khi đi từ ngoài đường về hoặc sau khi tập gym, tập thể dục xong. Tuy nhiên, hãy cố gắng hạn chế số lần rửa mặt một ngày (2, 3 lần một ngày) vì nếu lạm dụng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng. Ngoài ra, hãy sử dụng các loại sữa rửa mặt không quá “mạnh bạo” với làn da. Ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp da nhờn, nhạy cảm nhưng vẫn đảm bảo được sự thông thoáng và độ ẩm nhất định cho da.
Các sản phẩm chứa axit salicylic, axit glycolic và chấm mụn chứa benzoyl peroxide nên được ưu tiên. Ngoài ra, bạn nên tẩy da chết định kỳ. Tẩy da chết giúp loại bỏ các tế bào da chết, giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa mụn hình thành. Bạn nên tẩy da chết 2-3 lần/tuần. Sử dụng sản phẩm tẩy da chết dịu nhẹ dành cho da mụn, không chứa hạt scrub.
Điều chỉnh chế độ ăn
Liên tục thử nghiệm và thay đổi nếu tình trạng mụn ở cằm của bạn không thuyên giảm dù đã thử hết tất cả các cách tác động từ bên ngoài. Hãy ưu tiên cho rau xanh, trái cây, vitamin, khoáng chất và nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể. Hạn chế thức ăn chiên xào, dầu mỡ và các loại thực phẩm gây nóng trong.
Điều chỉnh thói quen skincare & make-up
Kem chống nắng, kem dưỡng ẩm, mỹ phẩm treatment, kem nền, phấn phủ,… là những nguyên nhân phổ biến trong số các nguyên nhân gây ra mụn ở cằm liên quan đến các sản phẩm bôi thoa. Trong cách quy trình dưỡng da và trang điểm hằng ngày, có thể bạn đã vô tình trét lên mặt mình một loại mỹ phẩm không phù hợp.
Chiến thuật tối thượng!
Nếu bạn đã thử mọi cách, mọi biện pháp, mọi bí kíp kungfu mà vẫn không thấy tình trạng khởi sắc, không thấy lối ra cho con hẻm cụt này (hoặc nếu bạn lười tự điều chỉnh), hãy đi thăm khám với bác sĩ cho khỏe!
Những lưu ý từ A-Z khi điều trị mụn ở cằm
- Hãy cố gắng hạn chế số lần dùng các sản phẩm làm sạch (sữa rửa mặt, nước tẩy trang, dầu tẩy trang,…) xuống tầm 2, 3 lần một ngày (ủa sao khúc này thấy quen quen ta, deja vu hả?). Ưu tiên dùng các sản phẩm phù hợp với da nhạy cảm và da mụn.
- Tập sống “chill” để đời nhẹ bớt đi những mệt mỏi, nhiều khi bạn sẽ “chill” tới nỗi quên luôn mấy con bé mụn ở cằm.
- Ga trải nệm, vỏ gối, cái mền, con gấu bông,… nói chung là 7749 thứ ở cái chỗ bạn nằm ngủ nên được làm sạch thường xuyên, ít nhất cũng phải 2 tuần 1 lần.
- Giữ cho tóc được sạch sẽ
- BỎ CÁI TAY XINH RA KHỎI CÁI MẶT MỤN LIỀN!
Và cuối cùng, đừng quá bận lòng bởi mấy cái cục đỏ trắng đó quá nhiều. Vẻ đẹp ngoại hình thì quan trọng, nhưng nó không phải tất cả.
Thực phẩm giúp cải thiện tình trạng nổi mụn ở cằm
Trái cây và rau củ: Là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, và chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể và làn da khỏe mạnh.
- Trái cây mọng: nho, dâu tây, việt quất, mâm xôi,...
- Trái cây họ cam quýt: cam, bưởi, chanh,...
- Rau xanh: rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,...
Các loại hạt: Là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất, và chất xơ dồi dào.
- Óc chó
- Hạt chia
- Hạt lanh
- Hạt bí
Các loại thực phẩm giàu kẽm: Là một khoáng chất quan trọng giúp điều tiết bã nhờn, từ đó giúp ngăn ngừa mụn hình thành.
- Hàu
- Thịt bò
- Thịt gà
- Đậu phụ
- Sữa chua
Các loại thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A giúp điều tiết bã nhờn và chống viêm, từ đó giúp ngăn ngừa mụn hình thành.
- Cà rốt
- Khoai lang
- Rau bina
- Đu đủ
Các loại thực phẩm giàu vitamin C. Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các gốc tự do, từ đó giúp ngăn ngừa mụn hình thành.
- Cam
- Bưởi
- Chanh
- Dâu tây
Các loại thực phẩm giàu vitamin E. Vitamin E có tác dụng gần giống vitamin C đó nhìn lên đọc lại đi, được cái nữa là E còn bảo vệ sức khỏe tổng thể nữa.
- Hạt hướng dương
- Hạt hạnh nhân
- Ớt chuông
- Bơ
Ngoài ra, hãy tránh các thực phẩm làm bạn kích ứng, dị ứng (sữa, phô mai, các chế phẩm từ sữa khác,…)
Theo dõi 3x5 trên trang chính thức: 3x5 | ĐẸP & ĐIỆU KIỂU MỚI! để không bỏ lỡ mọi thông tin trên trời, dưới đất.
Nguồn: Tổng hợp
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list