Để lựa chọn được quy trình chăm sóc da hiệu quả cho riêng mình không phải là điều dễ dàng. Có “mười vạn câu hỏi vì sao” ập đến mỗi khi bạn bắt đầu “skincare”. Một trong số đó là vấn đề nan giải “Nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước cho da sạch?” Cùng Đẹp365 đi tìm câu trả lời nhé!
1. Tẩy tế bào chết có công dụng gì?
Tẩy tế bào chết chính là bước làm sạch da không thể thiếu trong quy trình chăm sóc da. Công đoạn này sẽ loại bỏ tế bào da chết trên bề mặt da. Nhờ đó, các sản phẩm dưỡng da ở bước sau sẽ được hấp thụ hiệu quả hơn vào da. Ngoài ra, việc này sẽ hỗ trợ loại bỏ lớp dầu nhờn dư thừa một cách sạch sẽ. Bạn thấy đó, chăm sóc da mà bỏ qua bước tẩy tế bào chết là “công cốc” rồi!
2. Sữa rửa mặt có tác dụng gì?
Sữa rửa mặt có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, cặn trang điểm, dầu thừa… còn sót lại sau quá trình tẩy trang. Sữa rửa mặt có nhiều dạng kết cấu khác nhau như dạng kem, sữa, bọt, gel… Mỗi loại sẽ chứa các hoạt chất và thành phần làm sạch khác nhau.
Sữa rửa mặt thường không lưu lại quá lâu trên da mà chủ yếu chỉ hoạt động trên bề mặt, sau đó bạn sẽ cần dùng nước sạch để rửa lại. Ngoài công dụng chính là làm sạch, sữa rửa mặt còn có nhiều tác dụng khác như dưỡng ẩm, ngừa mụn, làm se khít lỗ chân lông…
3. Vậy bạn nên sử dụng tẩy tế bào chết trước hay sau khi rửa mặt?
Câu trả lời đó là bạn nên sử dụng tẩy tế bào chết ngay sau bước rửa mặt. Và nhớ là đừng bao giờ thực hiện ngược lại nhé! Vì nếu bạn làm thế, sữa rửa mặt sẽ rửa trôi ngay lập tức các hạt/tinh chất tẩy tế bào chết mặt trước khi chúng kịp phát huy bất kỳ công dụng nào lên làn da của bạn đấy!
4. Quy trình tẩy tế bào chết và chăm sóc da đúng cách
Tẩy tế bào chết là bước được các chuyên gia da liễu đặc biệt khuyến khích là cần thiết cho chu trình làm đẹp, bất kể bạn đang đi theo hướng skincare chuẩn chỉnh nhiều bước hay chỉ muốn tối giản nhất có thể.
Bởi ở độ tuổi dưới 30 thì các tế bào da thay đổi với chu kỳ 28 ngày/lần nhưng từ 30 trở đi con số sẽ tăng dần là 45 ngày/lần và khoảng 60 ngày/lần kể từ khi 40 trở đi. Do đó, việc tẩy tế bào chết định kỳ sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn thổi bay lớp tế bào cũ, giúp các tế bào mới có cơ hội phát triển tốt và da dẻ căng mịn, tươi trẻ hơn.
Tuy nhiên, hiệu quả của việc tẩy tế bào chết chỉ phát huy tốt nhất khi bạn áp dụng đúng cách. Dẫu bạn có sử dụng sản phẩm sang, xịn, mịn đến đâu mà áp dụng tẩy tế bào chết sai cách thì kết quả cũng xem như “đổ sông đổ bể”. Vì vậy. Đẹp365 khuyên bạn nên thực hiện theo các bước tẩy da chết cơ bản dưới đây.
4.1. Làm sạch da
Nhiều bạn thường bỏ qua bước làm sạch da trước khi tẩy tế bào chết cho da mặt. Điều này chính là một sai lầm. Bước làm sạch da đóng vai trò giúp lấy đi những bụi bẩn, cặn thừa trang điểm… một cách nhẹ nhàng từ đó giúp da tránh được những tổn thương không đáng có. Hơn thế, chúng còn cũng giúp bôi trơn giúp quá trình tẩy da chết nhanh chóng và tối ưu hoá hiệu quả tốt hơn.
4.2. Tẩy tế bào chết cho da
Không nhất thiết phải tẩy tế bào chết mỗi ngày mà theo lời khuyên từ các chuyên gia da liễu, tần suất tẩy tế bào chết hợp lý sẽ phụ thuộc vào loại da cũng như sản phẩm/phương pháp mà bạn chọn tẩy tế bào chết.
- Đổi với tẩy da chết vật lý: Bạn sẽ dùng các sản phẩm có dạng hạt hoặc dạng kỳ để ma sát trên lớp da ngoài cùng. Lúc này, bạn sẽ lấy một lượng sản phẩm vừa phải, thoa lên da và mát xa nhẹ nhàng trong 1 phút để mài mòn nhẹ để lấy đi lớp da chết ấy và rửa sạch lại.
- Đối với tẩy da chết hóa học: Là phương pháp mà bạn tận dụng sức mạnh của các enzyme hoặc các thành phần axit nhẹ (AHA/BHA) để nới lỏng liên kết giữa các tế bào trên bề mặt và từ đó khiến cho lớp tế bào cũ bong ra. Bạn cũng sẽ lấy một lượng sản phẩm vừa đủ (theo gợi ý của nhà sản xuất) và thoa nhẹ nhàng lên da. Nhớ tập trung thoa sản phẩm nhiều hơn ở vùng như khóe miệng, khóe môi, kẽ mũi. Mát xa nhẹ và để yên khoảng 2 phút để hoạt chất được thẩm thấu vào da, phát huy hiệu quả rồi rửa mặt lại nhẹ nhàng bằng nước sạch.
4.3. Cân bằng độ ẩm cho da
Sau quá trình tẩy tế bào chết cho da, bạn nhớ đừng quên dưỡng và cân bằng ẩm cho da. Bởi sau quá trình mài mòn hay tác động lấy đi lớp da chết, lớp tế bào cũ đã được loại bỏ hoàn toàn và để lộ ra lớp tế bào mới, làn da sẽ rất nhạy cảm và dễ bị tác động. Khi đó, bạn cần thoa serum hoặc kem dưỡng ẩm cho da ngay lập tức để bảo vệ độ ẩm cũng như củng cố hàng rào bảo vệ da.
Đặc biệt, có thể bạn chưa biết thì một số loại kem trị mụn hiện nay có chứa benzoyl peroxide hoặc sản phẩm kem chống lão hoá có chứa retinol, cả 2 thành phần này cũng có tính tẩy tế bào chết. Vì vậy, lưu ý nhỏ của Đẹp365 là bạn chỉ nên sử dụng các sản dưỡng mang chức năng dưỡng ẩm da đơn thuần và hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa hai thành phần để làn da được ổn định.
5. Lưu ý khi tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước
Với quy trình tẩy tế bào chết đã đề cập ở trên thì bước làm sạch đóng vai trò quan trọng, giúp làn da được loại bỏ những bụi và cặn bẩn trên bề mặt. Điều này thúc đẩy quá trình tẩy tế bào chết hiệu quả hơn đồng thời cũng giúp các thành phần, dưỡng chất dễ dàng hấp thụ vào da hơn. Vì vậy, chúng ta nên rửa mặt trước khi tẩy tế bào chết để đem lại hiệu quả làm sạch tối ưu nhất cho làn da.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Đẹp365 đã giải đáp được vấn đề “Nên tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước?” cho bạn. Tẩy tế bào chết là một bước rất quan trọng, giúp làn da của bạn khoẻ đẹp hơn. Và nhớ là phải rửa mặt thật sạch với sữa rửa mặt trước khi thực hiện quy trình này nhé! ! Nào, cùng “note” lại để chăm da đúng chuẩn thôi.
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list