Những bí mật thầm kín của mái tóc có thể bạn chưa biết

Bí mật thầm kín của mái tóc #1: Nguồn gốc

Tóc xuất hiện lần đầu khoảng 500 triệu năm trước, khi các động vật có xương sống đầu tiên xuất hiện trên trái đất. Lúc đầu, tóc chỉ là một lớp lông mỏng, nhưng theo thời gian, nó đã phát triển thành một cấu trúc phức tạp hơn, với nhiều chức năng khác nhau.

Này hình minh họa thôi chứ không phải tuần 22 nha. Ảnh: Pinterest
Này hình minh họa thôi chứ không phải tuần 22 nha. Ảnh: Pinterest

Ở tuần 22 của một thai kỳ, có khoảng 100.000 nang tóc đã được hình thành. Tại thời điểm này, số lượng nang tóc là lớn nhất và một trong những bí mật thầm kín của mái tóc (mà chắc ai cũng biết) là chúng sẽ giảm dần theo năm tháng chứ không tăng thêm. Bên cạnh đó, các nang tóc cũng có thể biến mất do tác động của môi trường và tác động từ bệnh tật.

Bí mật thầm kín của mái tóc #2: Cấu trúc sinh học

Phần nang tóc

Như đã nói hồi nãy, một con người sẽ có tầm 100.000 sợi tóc. Tức là, chúng ta sẽ có tầm 100.000 cái nang tóc, tạm gọi là “cái lỗ” mọc tóc đi. Nếu ngồi phân tích theo góc nhìn sinh học, một “cái lỗ” sẽ có búa lua xua các phần nhỏ hơn cấu tạo thành, có thể kể đến: phần nhú, phần mạch máu (để dẫn chất dinh dưỡng đến nuôi phần tóc sống).

Phần (nang) tóc sống này bao quanh nhú và có khả năng phân chia tế bào (hẳn là vậy rồi vì nếu không thì làm sau tóc mọc dài ra được) sau 23 đến 72 giờ - một tốc độ đáng kinh ngạc (hơn bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể).

Phần thân tóc

Thân tóc là phần của sợi tóc mà chúng ta nhìn thấy. Nó được tạo thành từ ba lớp chính:

Lớp biểu bì (cutin)

Đây là lớp ngoài cùng của thân tóc. Nó được tạo thành từ các tế bào chết xếp chồng lên nhau. Lớp biểu bì giúp bảo vệ thân tóc khỏi các tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như bụi bẩn và hóa chất. Giữa các lớp vỏ keratin của biểu bì là chất kết dính KIT.

Một bím tóc khỏe mạnh (chắc vậy). Ảnh: Pinterest
Một bím tóc khỏe mạnh (chắc vậy). Ảnh: Pinterest

Chính vì vậy, khi tóc chịu ảnh hưởng từ môi trường như khói bụi, mưa nắng hoặc các hóa chất trong thuốc nhuộm, uốn, duỗi, búa lua xua các lọai hóa chất tẩy rửa công nghiệp, chất kết dính KIT sẽ bị tổn thương, phá vỡ kết cấu của các lớp vảy Keratin, khiến tóc mất đi độ bóng và độ mượt tự nhiên.

Một bí mật thầm kín nhỏ của mái tóc: Sấy tóc không đúng kỹ thuật cũng làm tổn thương KIT đó nha.

Lớp tóc này còn được bao trùm bởi một lớp dầu giúp chống thấm nước cho tóc

Lớp giữa/ trung bì (cortex)

Đây là lớp giữa của thân tóc. Nó được tạo thành từ các tế bào sống chứa các sợi keratin. Keratin là một loại protein cứng giúp tạo nên độ cứng và độ đàn hồi của tóc. Melanin, sắc tố quyết định màu sắc của tóc, cũng được tìm thấy trong lớp trung bì. Melanin có hai loại: eumelanin và pheomelanin. Eumelanin tạo ra màu đen, nâu và xám. Pheomelanin tạo ra màu đỏ và vàng.

Tuỳ vào các ảnh hưởng: môi trường, di truyền,… mà tỉ lệ melanin ở lớp giữa của tóc cũng thay đổi. Khiến cho tóc bạn thay đổi từ đen sang bạc hoặc vàng sang nâu. Vì vậy lớp giữa của tóc này quyết định màu sắc của tóc bạn và cả độ chắc khỏe của nó.

Dưới đây là ví dụ về sự khác biệt giữa tỉ lệ melanin trong lớp giữa của tóc do ảnh hưởng từ môi trường và di truyền:

Chị này ở Nga. Ảnh: Pinterest
Chị này ở Nga. Ảnh: Pinterest
Chị này ở Mĩ. Ảnh: Pinterest
Chị này ở Mĩ. Ảnh: Pinterest

Lớp tủy (medulla)

Đây là lớp trong cùng của thân tóc. Nó được tạo thành từ các tế bào keratin đã sừng hoá và không khí. Lớp tủy không có ở tất cả các sợi tóc. Nó thường chỉ được tìm thấy ở những sợi tóc dày và xoăn.

Thân tóc chính là phần thể hiện ra sức khỏe của cái “bí mật thầm kín của mái tóc” ở trên kia, nên nếu bạn nhận thấy phần thân tóc (phần tóc thấy được) có vấn đề, hãy bắt đầu tìm biện pháp ngăn chặn.

Bí mật thầm kín của mái tóc #3: Chu kỳ tăng trưởng

Một sợi tóc sẽ có thể trải qua 3 chu kỳ sau:

Anagen - giai đoạn phát triển - kéo dài khoảng 2 đến 6 năm

Trong giai đoạn này, các tế bào ở nang tóc phân chia nhanh chóng để tạo ra các tế bào tóc mới. Tóc mới phát triển ra khỏi nang tóc và dài ra khoảng 1cm khoảng mỗi 28 ngày.

Giai đoạn tăng trưởng của tóc được kiểm soát bởi các hormone, đặc biệt là hormone DHT - một dạng testosterone (hormone nam) có thể làm ngắn đi giai đoạn tăng trưởng của tóc .

Một bí mật thầm kín của mái tóc: rối loạn nội tiết tố sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến Anagen.

Catagen - giai đoạn ngừng phát triển, bắt đầu chết - kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần

Trong giai đoạn này, các tế bào ở nang tóc ngừng phân chia và bắt đầu chết. Nang tóc co lại và tóc ngừng dài ra.

Telogen - giai đoạn tóc rụng - kéo dài khoảng 3 tháng

Trong giai đoạn này, tóc rụng khỏi nang tóc. Nang tóc sẽ nghỉ ngơi trong một thời gian trước khi bắt đầu một chu kỳ tăng trưởng mới.

Bí mật thầm kín của mái tóc #4: Công dụng

Tóc có nhiều chức năng, cả về mặt sinh lý và thẩm mỹ.

Chức năng sinh lý

  • Bảo vệ da đầu khỏi các tác nhân bên ngoài: Tóc giúp bảo vệ da đầu khỏi các tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như ánh nắng mặt trời, gió và bụi bẩn. Các nhà khoa học đã chứng minh mái tóc có thể ngăn cản phần nào bức xạ mặt trời chiếu vào đầu.
  • Giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể: Tóc giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể bằng cách giữ ấm cho da đầu vào mùa đông và làm mát da đầu vào mùa hè.
  • Giúp ngăn ngừa mất nước: Tóc giúp ngăn ngừa mất nước bằng cách giữ ẩm cho da đầu.
  • Một công dụng và cũng là bí mật thầm kín của mái tóc ít ai biết: Lông, tóc của cơ thể cũng là một công cụ tạo ra hấp dẫn tình dục với khả năng tạo ra thu hút một cách vô thức thông qua phần nhìn và phần “không nhìn” - chính là khả năng khuếch tán mùi hương tự nhiên của cơ thể, có thể là pheromone chẳng hạn?

Một mái tóc có thể ảnh hưởng đến “hứng thú” của bạn như thế nào?

Ảnh đẹp hay ảnh đẹp? Ảnh: Pinterest
Ảnh đẹp hay ảnh đẹp? Ảnh: Pinterest

Chức năng thẩm mỹ

Bí mật thầm kín của mái tóc 3x5 mách bạn: Liệu công dụng của tóc chỉ dừng lại ở “thẩm mỹ”? Đọc hết để có câu trả lời!

  • Tạo dáng vẻ và phong cách: Tóc có thể được tạo kiểu theo nhiều cách khác nhau để tạo dáng vẻ và phong cách cho người sở hữu (này thì quá rõ ràng rồi).
  • Thể hiện bản sắc cá nhân: Ngày nay, vị trí và vai trò của tóc không còn chỉ đơn giản như một “phụ kiện” trang trí nữa. Đối với một số cá nhân, tóc không chỉ là “một phần”, họ xem mái tóc như là bản sao, cái gương thể hiện con người họ.
Đã qua rồi cái thời con trai PHẢI tóc ngắn. Ảnh: Pinterest
Đã qua rồi cái thời con trai PHẢI tóc ngắn. Ảnh: Pinterest
Và con gái PHẢI tóc dài. Ảnh: Pinterest
Và con gái PHẢI tóc dài. Ảnh: Pinterest

Lông tóc trở thành những ký ức, những lời khẳng định mạnh mẽ cho bản sắc cá nhân, cho quyền tự do, cho niềm tin mãnh liệt, cho bình đẳng giới quyền và hơn thế nữa.

Những sự thật thú vị trên từng sợi tóc

Sự thật #1: Tóc thật ra đã “chết”

Lông người hay lông đầu thì đều có bản chất là keratin, một loại protein. Điều đó có nghĩa tóc không phải một bộ phận sống (trừ nang tóc nơi máu và các chất dinh dưỡng dẫn tới để hình thành sợi tóc). Chính vì vậy, những lời đồn phải “nuôi dưỡng” tóc mới bị phản bác vì bản thân nó không thể hấp thụ dưỡng chất. Tuy nhiên không phải các sản phẩm dưỡng tóc đều là lừa lọc! Các sản phẩm chăm sóc tóc thường có trong dầu xả, dầu ủ tóc, mặt nạ tóc, dầu xịt tóc… chứa các thành phần tạo một lớp màng “bao bọc” trên sợi tóc giúp bảo vệ mái tóc khỏi các tác động của môi trường, “khoá ẩm” giúp lượng nước trong tóc không bay hơi (tóc có chứa 10-13% nước nhưng quá nhiều ẩm sẽ khiến tóc dễ gãy rụng), có tác dụng làm mềm sợi tóc, ngăn ngừa khô ráp, giảm xơ rối.

Tóc là tế bào chết? Ảnh: Pinterest
Tóc là tế bào chết? Ảnh: Pinterest

Một trong những bí mật thầm kín của mái tóc: “Tóc thật ra đã chết”

Sự thật #2: Tóc không có vị

Bạn đã cắn thử móng tay chưa? Ăn móng tay thấy có vị gì thì tóc cũng kiểu kiểu vậy á vì đều cùng cấu tạo từ keratin. Keratin là một loại protein không có hương vị. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Cosmetic Science, các nhà nghiên cứu đã phân tích thành phần hóa học của tóc và không tìm thấy bất kỳ chất nào có khả năng tạo ra vị giác. Vì thế, tóc không có vị đắng và chát giống nicotin trong thuốc lá như lời đồn.

Tuy nhiên, nếu tóc bị nhiễm bẩn bởi các chất khác, chẳng hạn như dầu gội, dầu xả, sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc bụi bẩn, thì nó có thể có mùi. Ngoài ra, nếu tóc bị cháy, nó có thể có vị đắng.

Nếu bạn muốn tìm hiểu xem tóc của mình có vị gì, bạn có thể thử nếm một sợi tóc. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tóc không có vị gì cả (xin chân thành cảm ơn bạn đã nghe theo lời khuyên vô tri này).

Sự thật #3: Hội chứng ăn tóc và bứt tóc nguy hiểm cho sức khoẻ

Hội chứng Trichophagia là một rối loạn tâm thần khiến người bệnh có cảm giác thôi thúc phải ăn tóc của mình. Nó thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn.

Hội chứng nghiện nhổ tóc (Trichotillomania) là một rối loạn tâm thần khiến người bệnh có cảm giác thôi thúc phải nhổ tóc của mình. Nó thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn.

Người mắc hội chứng ăn tóc Trichophagia thường cũng có liên quan đến hội chứng bứt tóc Trichotillomania và bắt đầu bứt nhổ tóc từ khi còn nhỏ, thường là ở tuổi lên 3. Tóc nhổ ra thường được nhai và nuốt. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể nhổ cả mảng tóc lớn, khiến họ bị rụng tóc. Búi tóc (trichobezoar) được tìm thấy trong dạ dày hoặc ruột của người bệnh, dẫn đến đau bụng, nôn mửa và táo bón.

Tất cả là do bệnh tật?! Thật ra tay tôi không hề ngứa! Ảnh: Pinterest
Tất cả là do bệnh tật?! Thật ra tay tôi không hề ngứa! Ảnh: Pinterest

Nhưng mà nhớ nha: Trichophagia không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe!

Trichophagia không được điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn về sức khỏe, bao gồm: Tắc nghẽn và thủng ruột, nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng thậm chí là sự cô lập, ám ảnh xã hội.

Sự thật #4: Người châu Âu nhanh “bạc đầu” hơn người châu khác

Người châu Âu: Thường bắt đầu mọc tóc bạc ở độ tuổi 30 đến 40. Tuy nhiên, cũng có những người bắt đầu mọc tóc bạc ở độ tuổi 20 hoặc sớm hơn.

Người châu Á: Thường bắt đầu mọc tóc bạc ở độ tuổi 40 đến 50. Tuy nhiên, cũng có những người bắt đầu mọc tóc bạc ở độ tuổi 30 hoặc sớm hơn.

Người châu Phi: Thường bắt đầu mọc tóc bạc ở độ tuổi 50 đến 60. Tuy nhiên, cũng có những người bắt đầu mọc tóc bạc ở độ tuổi 40 hoặc sớm hơn.

Ngưỡng mộ lượng melanin ấy. Ảnh: Pinterest
Ngưỡng mộ lượng melanin ấy. Ảnh: Pinterest

Nguyên nhân của vụ này rất đơn giản, chẳng phải bí mật thầm kín của mái tóc hay gì cả. Tóc bạc hay không sẽ phụ thuộc vào khả năng sản xuất melanin của cơ thể! Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người Âu có nhiều khả năng có gen khiến họ sản xuất ít melanin hơn người Á và người Phi. Cũng tức là, tóc bạc đi là do cơ thể không còn sản xuất được nhiều melanin nữa thôi, không liên quan gì đến tận thế cả, mấy bạn yêu đừng quá sợ mà “bứng” cả cái đầu lên. Tác hại của tóc bạc chắc chỉ đến mức ảnh hưởng yếu tố thẩm mỹ là cùng. Ủa mà chắc gì đã xấu? Tóc bạc thì chơi mái đầu bạch kim luôn đi!

Sự thật #5: Hói đầu cũng tìm tới người châu Âu đầu tiên!

Các nghiên cứu cũng có cho thấy người châu Phi và người châu Âu có nguy cơ mắc bệnh hói đầu do di truyền cao hơn người châu Á.

Cụ thể, ước tính rằng khoảng 80% nam giới da trắng sẽ bị hói đầu ở một mức độ nào đó trong đời. Con số này thấp hơn ở nam giới da đen (40%) và nam giới da vàng (20%).

Người đẹp nhất là người tự tin nhất! Ảnh: Pinterest
Người đẹp nhất là người tự tin nhất! Ảnh: Pinterest

Sự thật #6: Người có tóc đỏ từng bị cho là phù thuỷ

Tóc đỏ bị cho là phù thủy là một quan niệm phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. (Ảnh: Pinterest)
Tóc đỏ bị cho là phù thủy là một quan niệm phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. (Ảnh: Pinterest)

Tóc đỏ bị cho là phù thủy là một quan niệm phổ biến trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Quan niệm này bắt nguồn từ nhiều yếu tố:

  • Tóc đỏ là “đồ hiếm”: Tóc đỏ là một đặc điểm di truyền hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1-2% dân số thế giới. Chính vì sự hiếm gặp này đã khiến tóc đỏ trở nên khác biệt và thu hút sự chú ý của mọi người. (Tự nhiên nhớ tới Xuân Tóc Đỏ…)
  • Màu đỏ của tóc: Màu đỏ là một màu sắc mạnh mẽ và nổi bật, thường được liên tưởng đến lửa và máu. Trong nhiều nền văn hóa, lửa và máu được coi là biểu tượng của ma quỷ và sự nguy hiểm.
  • Ngoại hình đặc biệt của người tóc đỏ: Nếu có mái tóc đỏ tự nhiên từ trong trứng (mà không phải từ salon gần nhà) thì những người tóc đỏ cũng thường có thêm các đặc điểm khác như tàn nhang, da trắng, mắt xanh,... Những đặc điểm này cũng góp phần củng cố quan niệm rằng người tóc đỏ là khác biệt và có thể có những khả năng siêu nhiên.

Trong thời Trung cổ, quan niệm về người tóc đỏ là phù thủy đã trở nên phổ biến và dẫn đến nhiều vụ săn phù thủy. Hàng nghìn người tóc đỏ, đặc biệt là phụ nữ, đã bị thiêu sống hoặc tra tấn dã man vì bị nghi là phù thủy.

Ngày nay, quan niệm về người tóc đỏ là phù thủy đã không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số người tin rằng người tóc đỏ có những khả năng đặc biệt, chẳng hạn như khả năng tiên tri hoặc phép thuật.

Trong các nền văn hóa khác nhau, người tóc đỏ thường được xem là những người “không bình thường”:

  • Văn hóa Celtic: người tóc đỏ được coi là những người có khả năng giao tiếp với thế giới tâm linh. Họ thường được chọn làm thầy phù thủy hoặc pháp sư.
  • Văn hóa Trung Quốc: người tóc đỏ được coi là những người có tính cách nóng nảy và dễ nổi giận (nóng quá cháy tóc có lẽ?) Họ cũng được cho là có khả năng nhìn thấu tương lai.
  • Trong văn hóa Nhật Bản, người tóc đỏ được coi là những người có khả năng chữa bệnh và xua đuổi ma quỷ.

Tất nhiên, quan niệm về người tóc đỏ là phù thủy chỉ là một niềm tin mang tính chất mê tín dị đoan. Không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng người tóc đỏ có những khả năng đặc biệt. Riêng trong văn hoá 3x5, tóc đỏ là các anh trai chị gái chất chơi nha!

Trong văn hoá 3x5, tóc đỏ là các anh trai chị gái chất chơi nha! (Ảnh: Pinterest)
Trong văn hoá 3x5, tóc đỏ là các anh trai chị gái chất chơi nha! (Ảnh: Pinterest)

Và trên đây là những bất ngờ thú vị đến từ mái tóc của bạn. Giờ mỗi lần chăm tóc, bạn hãy nhớ đến những điều này để yêu thương mái tóc của mình hơn nhé!


Nguồn: Tổng hợp

~/assets/images/length.pngDài quá không đọc
Khi nhắc đến “bí mật thầm kín của mái tóc”, người ta phát hiện ra rất nhiều điều bất ngờ. Từ nguồn gốc của tóc đến những sự thật thú vị xoay quanh, những điều này làm người ta tìm hiểu sâu hơn vào cấu trúc, cấu tạo, chu kỳ phát triển và các công dụng của tóc. Để rồi phát hiện ra ngày một nhiều điều “kỳ lạ” hơn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5 HAY NHẤT TRÊN 3x5

Đang “trend”Đang “trend”

0

THEO DÕI 3x5

~/assets/images/ic-fb.png~/assets/images/ic-tt.png~/assets/images/ic-ins.png~/assets/images/ic-you.png
~/assets/images/logo-white.png
Copyright @ 2023 3x5

Cùng 3x5 chơi trò Nhận mail
và không đọc!

 
~/assets/images/icon-desktop-green.png