Nếu bạn đã từng xem mấy series phim hài tuổi teen, hẳn bạn không còn lại gì những tình huống bi-hài-kịch khi mà ngày “đèn đỏ” lại trúng ngay ngày đi du lịch phải không? Cứ tưởng tượng chiếc váy màu kem vanilla trong chớp mắt biếnt hành kem vanilla… hương dâu là đã đủ hiểu cơn ác mộng này có thể làm chuyến du lịch trở nên khó chịu đến mức nào rồi.

Kinh nguyệt là một chuyện bình thường và không có gì phải xấu hổ cả, tuy nhiên khi đi du lịch, hẳn nàng nào cũng mong được tận hưởng một cách thật trọn vẹn. Vì thế nếu bạn đang chuẩn bị có một kỳ nghỉ hè lớn sắp tới đây, hãy dành ra vài phút để lên kế hoạch kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của mình nhé.
Liệu có bị “rớt dâu” khi đang đi du lịch không?
Nếu bạn không lên thời gian biểu theo dõi chu kỳ của mình thì có thể tải một ứng dụng theo dõi kỳ kinh và đánh dấu thời điểm bắt đầu và kết thúc của chu kỳ – tính thêm cả những ngày bạn gặp phải hội chứng tiền kinh nguyệt (là các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần, thường xảy ra khoảng 1 – 2 tuần trước khi bắt đầu “ra dâu” và kết thúc khi bắt đầu “rụng dâu”). Bằng cách này mà bạn có thể tính toán được ngày “an toàn” hay “nguy hiểm” của mình.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng kỳ kinh của bạn có nhiều khả năng sẽ đến sớm hơn hoặc trễ hơn vào những kỳ nghỉ. Vì đi du lịch và stress có thể ảnh hưởng nội tiết tố, từ đó gián tiếp làm thay đổi quá trình diễn ra kinh nguyêt.
Vậy có cách nào để “bật đèn vàng” cho kỳ “đèn đỏ” không?
Nếu bạn đang sử dụng các biện pháp ngừa thai nội tiết tố như dùng thuốc viên, miếng dán hay đặt vòng, bạn cũng có thể lên kế hoạch trước đó để hoãn kỳ kinh lại.

Các nghiên cứu y học hiện chưa nhận thấy bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực đáng kể nào đối với việc hoãn kinh khi đang sử dụng biện pháp ngừa thai nội tiết tố. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sẽ gặp một vài trường hợp “rớt dâu” không lường trước được, nên hãy cứ đem theo đồ lót có nhiều lớp để đảm bảo nhé.
Đang bị “đèn đỏ” thì nên mang theo những gì?
Trước khi đóng đồ vào vali, hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi về chuyến đi: Mình sẽ đi đâu, mất bao lâu để đến đó? Chuyện vệ sinh cá nhân của mình có đang gặp vấn đề gì không? Mình có chỗ để đủ đồ hay không? Liệu mình có thể giặt quần áo được không?

Hãy mang theo những vật dụng cần thiết cho “mùa dâu” của bạn như băng vệ sinh, miếng lót hay cốc nguyệt san, xem xét cả về độ dễ dùng và tiết diện mà chúng chiếm trong túi hành lý. Đồng thời suy xét đến mọi mặt mà bạn phải đối mặt trong thời kỳ kinh nguyệt chứ không chỉ riêng gì chuyện “rớt dâu”. Nếu bạn thường hay bị chuột rút, hãy mang theo một số loại thuốc giảm đau. Tại sao lại không đem theo vài thỏi chocolate hay một chút đồ ăn vặt nếu bạn đang cảm thấy thèm ăn chứ?
Đối với quần áo thì bạn không cần thay đổi gì ngoại trừ việc nên đem thêm nhiều quần lót hơn một chút. Khi bạn chọn hoạt động leo núi hay cắm trại ngoài trời ở bãi biển, kỳ kinh sẽ không phải là nỗi bận tâm đối với bộ outfit của bạn. Tuy nhiên để phòng ngừa, hãy tránh mang theo quần hoặc chân váy màu trắng nhé.
Có hẹn đi bơi với chị “dâu”

Nếu bạn đi nghỉ ở bãi biển thì cũng không cần thay đổi quá nhiều cho kế hoạch phòng bị “đèn đỏ” đâu, trừ khi bạn sử dụng miếng lót. Thay vào đó hãy dùng băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san sẽ giúp bạn thoải mái bơi lội hay diện những bộ đồ tắm.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về việc “tràn bờ đê” thì có thể chọn cho mình một bộ đồ tắm tối màu một chút. Mang thêm nhiều băng vệ sinh khi đi ra biển, đồng thời mang theo thuốc giảm đau trong trường hợp bị chuột rút, để ý vị trí có phòng tắm gần nơi bạn tận hưởng kỳ nghỉ để đảm bảo nếu có chuyện gì xảy ra, mình vẫn có thể “đánh-bài-chuồn”.
Rớt dâu khi đang đi trên đường?

Nếu bạn đi du lịch đường dài và không muốn chui vào nhà vệ sinh liên tục thì bạn nên cân nhắc các sản phẩm sử dụng được trong một thời gian dài mà không cần thay. Bạn có thể đặt cốc nguyệt san trong tối đa 12 tiếng. Quần lót nguyệt san có thể mặc được cả ngày, dùng riêng hoặc để lót bên ngoài băng vệ sinh đều được, tùy thuộc vào loại quần lót bạn lựa chọn và cách bạn phối hợp những hiệu năng của chúng.
Đang cắm trại mà “tới ngày”?

“Đèn đỏ” ngay lúc đang cắm trại hay đang leo núi thực sự rất rắc rối bởi vì gần như không có nhà vệ sinh – và bạn phải vác theo cái “bãi chiến trường” trong người xuyên suốt hành trình.
Vậy nên nếu bạn không thể dùng xà phòng hay nước, hãy mang theo dung dịch khử trùng để làm sạch trước và sau thay băng vệ sinh hoặc cốc nguyệt san. Nếu không có chỗ nào để rửa tay, bạn có thể đeo găng tay y tế trong quá trình xử lý, nhưng điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có thêm rác. Nếu bạn đang dùng cốc nguyệt san thì có thể dùng nước uống hay đơn giản là giấy vệ sinh để rửa sạch tạm thời, rồi sau đó khử trùng bằng nước sôi khi có thể.
Trong trường hợp bạn quá đau bụng vì phải vận đồng nhiều khi leo núi, có thể một chút trà ấm khi dừng chân nghỉ ngơi có thể cứu bạn khỏi cơn đau. Chuẩn bị thật kỹ, sốc tinh thần lên và tận hưởng kỳ nghỉ thật trọn vẹn nào.
Nguồn: Refinery29
Nguồn ảnh: Pri Barbosa








- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list