Đã là một tín đồ mỹ phẩm chính hiệu, bạn không nên bỏ qua việc tìm hiểu công dụng của các hoạt chất cũng như thành phần hiện có trong mỹ phẩm. Sau đây, Đẹp365 sẽ hướng dẫn bạn cách đọc thành phần mỹ phẩm phổ biến nhất hiện nay.
Những thông tin gì hay được in trên bao bì của mỹ phẩm?
Các loại mỹ phẩm thuộc từng thương hiệu khác nhau nhưng đều có điểm chung về một số thông tin quan trọng. Thông thường, những thông tin này đã được chứng thực bởi các đơn vị uy tín, cụ thể như sau:
- Tên sản phẩm, tên thương hiệu, công dụng, mục đích, hướng dẫn sử dụng.
- Các ký hiệu và thành phần của sản phẩm.
- Thể tích hoặc trọng lượng sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng.
- Thông tin liên hệ của nhà sản xuất.
Danh sách bảng thành phần mỹ phẩm – INCI
Trong danh sách bảng thành phần (hay còn gọi là INCI), thông thường, những thành phần chiếm nồng độ cao nhất trong sản phẩm sẽ được ưu tiên ghi trước và theo thứ tự giảm dần. Thứ tự này được sắp xếp theo quy định liệt kê chung của ngành công nghiệp làm đẹp.
Vậy nên, khi đọc một sản phẩm chăm sóc da, bạn chỉ nên chú ý đến các thành phần được xếp đầu tiên. Vì chúng sẽ phần nào quyết định được công dụng cũng như chất lượng sản phẩm.
Cách đọc và phân tích các thành phần tốt có trong mỹ phẩm
1. Antioxidants
Antioxidants hay còn gọi là các chất chống oxy hoá. Các chất này sẽ giúp bạn cải thiện sắc tố da nhờ vào công dụng làm sáng và mịn da hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn đóng vai trò như hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại của môi trường và chống lại các gốc tự do gây suy giảm collagen trong da. Từ đó, ngăn ngừa quá trình lão hoá da.
Các chất chống oxy hoá phổ biến như: Vitamin C, Vitamin E, Resveratrol, Vitamin A / Retinol…
2. Beta hydroxy acid (BHA)
BHA (Acid Hydroxy Beta) là một hoạt chất được tìm thấy trong tự nhiên với đặc tính tan trong dầu và tẩy nhẹ. Vì thế nên BHA thường được tìm thấy trong các sản phẩm tẩy tế bào chết. Hoạt chất này sẽ giúp làm sạch sâu, ngừa mụn, làm giảm kích ứng và ửng đỏ khi mụn xuất hiện.
3. Collagen
Collagen là dưỡng chất hoàn hảo cho da và được tìm thấy trong mô liên kết, có tác dụng giúp da săn chắc, đàn hồi, giảm thiểu nếp năng và các dấu hiệu lão hoá khác. Đặc biệt, lượng collagen có trong da sẽ giảm dần theo thời gian khi tuổi tác tăng lên. Vì thế để giúp da luôn giữ được sự tươi trẻ thì bạn nên chú ý bổ sung collagen làn da từ ngay bây giờ.
4. Differin
Differin là một chất dẫn xuất vitamin A liều cao, hiệu quả trong điều trị mụn. Đặc biệt là mụn trứng cá. Thành phần mỹ phẩm này có thể làm dịu da mụn một cách hiệu quả nhờ vào khả năng giảm sưng và giảm viêm. Vì vậy, differin thường được tìm thấy trong các loại kem dưỡng ẩm cho da, dung dịch dưỡng ẩm, dưỡng tóc.
5. Hyaluronic acid
Quá nổi tiếng với công năng dưỡng ẩm “thần thánh”, thành phần mỹ phẩm Hyaluronic Acid hiện đang rất được các tín đồ Skincare yêu thích. Ngoài công năng dưỡng ẩm, HA còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn dinh dưỡng chính để nuôi lớp màng collagen. Từ đó, giúp da ngăn ngừa được tình trạng lão hoá da do thiếu nước, khô da.
6. Niacinamide
Niacinamide là một dạng vitamin B3, thành phần này có tác dụng cải thiện tính đàn hồi và làm dịu làn da kích ứng, ửng đỏ hiệu quả. Đây cũng là một trong các thành phần tốt trong mỹ phẩm hay được sử dụng hiện nay.
7. Axit Salicylic
Salicylic Acid là hoạt chất thường sử dụng cho việc điều trị mụn, nhất là mụn trứng cá. Bởi vì, thành phần này có khả năng xóa bỏ tế bào chết và dầu thừa khỏi bề mặt da, khiến da khô thoáng cũng như hạn chế tính trạng bít tắc lỗ chân lông gây ra mụn.
8. Retinol
Retinol được biết đến như chất dẫn xuất vitamin A hàm lượng cao có tác dụng kích thích chuyển hóa da cũng như sản xuất collagen và hyaluronic. Ngoài chức năng trị mụn, retinol còn giúp làm mịn và giảm tình trạng tăng sắc tố da.
9. Titanium dioxide
Titanium dioxide thường xuất hiện trong sản phẩm chống nắng tự nhiên. Đây là khoáng chất có công dụng bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của tia UVA và UVB.
10. Zinc oxide
Đây là thành phần thường được tìm thấy trong sản phẩm kem chống nắng, với chức năng chống tia cực tím và phù hợp với da nhạy cảm.
11. Vitamin C
Vitamin C còn được gọi với cái tên acid ascorbic, có khả năng hạn chế hình thành sắc tố da, chống oxy hóa hiệu quả, thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, từ đó giúp điều trị và ngăn ngừa đốm nâu hình thành trên da.
12. Oxybenzone
Đây cũng là một thành phần được sử dụng trong kem chống nắng, giúp bảo vệ làn da khỏi tác động của tia UVB.
Cách đọc thành phần mỹ phẩm có hại cho da
Ngoài các thành phần có lợi cho da, bạn cũng nên bỏ túi các cách nhận biết được các thành phần gây hại cho da, khiến da dễ bị dị ứng.
1. Fragrance – Hương liệu tổng hợp
Fragrance hay còn gọi là chất tạo mùi. Đây là thành phần khiến da dễ bị dị ứng, kích ứng, bị sần sùi, khô sạm và gây lão hóa nhanh hơn. Nếu sử dụng ở trong thời gian dài sẽ có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.
2. Parabens
Paraben được biết đến như một chất bảo quản sản phẩm cực kì gây hại cho da và sức khỏe. Không những thế, loại chất này còn kích thích hoocmon estrogen có nguy cơ gây ung thư vú và giảm lượng tinh trùng ở nam. Thông thường chúng sẽ được xuất hiện trong bảng thành phần của sản phẩm có từ kết thúc bằng “paraben” như Methylparaben, Propylparaben, Butylparaben…
3. Mineral oil – Dầu khoáng
Dầu khoáng là thành phần mỹ phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ thường xuất hiện nhiều trong các sản phẩm có giá bình dân. Hoạt chất này thường được sử dụng để dưỡng ẩm da. Nhưng thực chất, chúng chỉ tạo một lớp màng làm mượt bề mặt gây bí tắc lỗ chân lông. Hơn nữa, dầu khoáng còn gây ra một số tác dụng phụ như: mụn, ngứa, mẩn đỏ, viêm da và lão hoá da.
Dầu khoáng được biết đến với các tên gọi khác như dầu lỏng, dầu paraffin, petrolatum, dầu parafin trong mỹ phẩm…
4. Silicones
Đây là một trong các chất thường được dùng trong các loại mỹ phẩm để giúp làm mượt bề mặt da. Tuy nhiên, silicone sẽ hình thành 1 lớp màn trên da khiến da bí tắc và gây phá vỡ quy trình điều tiết da. Từ đó, da dễ xuất hiện tình trạng mụn viêm, mụn ẩn hoặc khô da. Bạn nên lưu ý các thành phần mỹ phẩm kết thúc bằng -siloxane, -con, -consol…Ví dụ như dimethicone…
5. Sulfate
Đây là một chất tạo bọt thường được dùng trong các sản phẩm dầu gội, sữa tắm… Dù chất này có khả năng làm sạch da, tuy nhiên nó có thể làm mất đi lớp dầu của da. Từ đó dẫn đến làn da bị kích ứng và khô. Một số cụm từ kết thúc bằng sulfate bạn nên lưu ý tránh dùng như: natri sulfat natri, lauryl sulfat natri, ammonium lauryl sulfate…
6. Formaldehyde
Formaldehyde có thể gây dị ứng và rối loạn nội tiết, thậm chí có thể gây ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
7. Các loại dầu không bão hòa (PUFAs)
Các loại dầu không bão hoà PUFAs sẽ gây nên các tác dụng phụ cho da nếu chứa hơn 10% trong sản phẩm. Vì đây là những loại dầu chứa nhiều liên kết đôi không ổn định trong chuỗi axit béo khiến chúng dễ bị oxy hoá. Thế nên tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
8. Thành phần nên tránh trong kem chống nắng hóa học
Khi sử dụng các loại kem chống nắng hoá học bạn cần nên chú ý đến các thành phần mỹ phẩm sau để tránh gây kích ứng da: polyoxymethylene urea, diazolidinyl urê, hydantoin DMDM, formaldehyde, quaternium-15, udid imidazolidinyl, bromopol và glyoxal, hydroxymethylglycinate natri.
Phân tích thứ tự và hoạt động của các thành phần mỹ phẩm trên da
Thứ tự và hoạt động của các thành phần mỹ phẩm đều ẩn chứa ý nghĩa đặc biệt mà chúng ta cần tìm hiểu trước khi sử dụng. Cụ thể:
1. Thứ tự sắp xếp các thành phần trong mỹ phẩm có ý nghĩa gì?
Thứ tự sắp xếp các thành phần trong mỹ phẩm rất quan trọng và thường được liệt kê theo con số giảm dần từ lớn đến nhỏ hoặc tùy theo nồng độ sản phẩm. Chẳng hạn như sản phẩm chứa fragrance chỉ có tác dụng làm nền dưới 1% nên chất này thường nằm ở gần cuối hoặc cuối trong danh mục thành phần.
Nói cách khác, Cục quản lý dược phẩm Hoa Kỳ quy định những thành phần nồng độ cao nhất sẽ được ưu tiên ghi trước và theo thứ tự giảm dần. Tuy vậy, các chất có hàm lượng dưới 1% có thể ghi trước hoặc sau đều được. Nghĩa là các chất có hàm lượng 0.01% có thể viết trước chất 0.9% trong bảng thành phần.
2. Tìm hiểu thành phần Active Ingredient và Inactive Ingredient
Active ingredient hay thành phần hoạt tính là các chất do Cục quản lý dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để thực hiện một chức năng nào đó cho một tình trạng cụ thể. Theo đó, chất active bắt buộc phải nằm trong top đầu bởi chúng cần đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.
Trong khi đó, inactive ingredient là các thành phần không cần chứng minh độ an toàn khi sử dụng. Trường hợp tỷ lệ chất inactive dưới 1% thì có thể sắp xếp trước hoặc sau, còn tỷ lệ trên 1% thì phải xếp theo thứ tự giảm dần dựa vào nồng độ sản phẩm.
Qua bài viết này, Đẹp365 hy vọng bạn đã bỏ túi cho mình kha khá thông tin về các hoạt chất có trong sản phẩm rồi đấy. Hãy thử cách đọc thành phần mỹ phẩm skincare của mình chính xác ngay nhé!
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list