Đại dịch COVID lại một lần nữa có những chuyển biến phức tạp khi một ngày số lượng người mắc phải lên đến hàng nghìn ca. Vì thế, công cuộc làm đẹp tại spa của chị em dường như phải dời lại vô thời hạn. Ngoài các phương pháp làm đẹp đòi hỏi máy móc cầu kì như spa, thì chúng mình hoàn toàn có thể tự chăm sóc da tại nhà như tự nặn mụn tại nhà, hay làm sạch da,…
Hướng dẫn cách nặn mụn tại nhà không để lại sẹo trong mùa COVID
Làm thế nào để lấy đi những nốt mụn nhạy cảm và cứng đầu trên gương mặt mà không để lại thâm sẹo chuyên nghiệp như spa? Tất nhiên là có “tuyệt chiêu” hết cả đấy.
1. Xác định các loại mụn nên nặn hay không
Việc lấy tự nặn mụn tại nhà bừa bãi sẽ khiến cho những nốt mụn viêm nhiễm nặng hơn. Cụ thể hơn, bạn tránh đụng vào các nốt mụn như:
- Những nốt mụn ẩn chưa trồi nhân lên, chưa nhìn thấy đầu mụn.
- Nốt mụn bọc sưng to và đau, không thấy cồi mụn.
- Mụn viêm, sưng tấy, có mủ
- Nốt sần đỏ, không nhân, có máu tích tụ bên dưới mụn.
- Đối với mụn nằm ở các vị trí nguyên hiểm như vùng tam giác dọc theo mũi và miệng thì không nên nặn mụn vì rất dễ gây nhiễm trùng máu
Còn những nốt mụn đã chín, còi mụn khô, mụn đầu đen và sờ vào không có cảm giác đau thì nên nặn lấy nhân mụn. Khi nặng bạn cần thực hiện một cách dứt khoát để lấy hết nhân mụn tránh mụn tái phát và viêm, thâm.
2. Chuẩn bị các dụng cụ nặn mụn tại nhà
Việc sử dụng tay để nặn mụn dễ dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập lên da gây viêm và sưng đỏ da. Hơn nữa, lực tay không thể giúp bạn lấy hết nhân mụn ra ngoài và dễ tổn thương da. Vì thế, bạn nên sắm cho mình một dụng cụ lấy mụn để hỗ trợ việc nặn mụn tại nhà thêm dễ dàng hơn. Cụ thể:
- Cây nặn mụn: Cây nặn mụn được thiết kế hai đầu với một đầu là phần kim nhọn, một đầu là dạng tròn để nặn mụn.
- Bông gòn: Dùng để lau những nốt mụn bị chảy máu hoặc chảy dịch vàng.
- Cồn y tế 70 độ: Dùng để sát trùng cây nặn mụn trước khi sử dụng.
- Nước muối sinh lý: Dùng để sát khuẩn da sau khi nặn mụn.
Bên cạnh đó, một điều không thể quên khi tiến hành lấy nhân mụn chính là vệ sinh sạch sẽ tay và các dụng cụ lấy nhân mụn. Và tuyệt đối không dùng chung dụng cụ lấy nhân mụn với người khác vì sẽ dễ viêm da và lây bệnh bởi một số bệnh truyền nhiễm.
3. Làm sạch da mặt
Việc làm sạch da trước khi nặn mụn tại nhà là hoàn toàn cần thiết để tránh gây viêm nhiễm nốt mụn. Để làm sạch da bạn nên làm theo những bước sau đây : tẩy trang, dùng sữa rửa mặt và tẩy tế bào chết.
4. Xông hơi da mặt
Đây là bước quan trọng nhất trước khi tiến hành nặn mụn tại nhà. Bạn có thể sử dụng một nồi nước nóng có pha thêm chút muối và chanh để xông hơi mặt khoảng từ 10-15 phút. Việc xông hơi mặt sẽ giúp lỗ chân lông giãn nở, tạo điều kiện thuận lợi đế lấy nhân mụn một cách dễ dàng hơn và không gây đau nhức. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp bề mặt da được thông thoáng, đào thải độc tố và bụi bẩn sâu.
5. Tiến hành nặn mụn tại nhà
Trước khi tiến hành nặn mụn tại nhà, bạn nên lựa chọn nơi có đủ ánh sáng để thao tác dễ dàng hơn. Khi nặn, bạn có thể sử dụng đầu kim của cây nặn mụn chích nhẹ vào đầu mụn để tạo khoảng nhỏ. Sau đó dùng đầu tròn ấn nhẹ theo chiều ngược lỗ chân lông để đẩy hoàn toàn nhân mụn từ sâu bên trong ra ngoài.
Bên cạnh đó, bạn nên ấn đầu tròn lên nốt mụn thử để chắc chắn rằng các vết màu bầm không còn nằm bên trong mụn. Cuối cùng hãy lấy một ít bông gòn thấm nước muối sinh lý để lau sạch da.
Cách chăm sóc da sau khi nặn mụn tại nhà giúp mau hồi phục
Vùng da sau khi nặn mụn rất dễ bị viêm nhiễm. Vì thế, bạn cần cẩn trọng hơn trong skincare để giúp làn da mau hồi phục.
Dùng nước muối sinh lý để làm sạch da sau khi nặn mụn tại nhà
Để vệ sinh làn da sạch sẽ sau khi nặn mụn tại nhà thì nên dùng nước muối để rửa mặt chính là một trong những cách chăm sóc da đơn giản nhất. Bởi nước muối sinh lý chỉ có tác dụng kháng khuẩn, rửa trôi bụi bẩn, bã nhờn trên bề mặt và se khít lỗ chân lông.
Bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để để làm sạch da mụn mỗi ngày. Cụ thể, dung dịch nước muối này có chứa 21 khoáng chất như: kẽm, canxi, natri, vitamin A, C, E,… giúp nuôi dưỡng da. Trong đó thì Vitamin A, E và Natri có khả năng phục hồi và tái tạo làn da tuyệt vời.
Làm sạch da bằng sữa rửa mặt và toner
Bước cuối cùng trong liệu trình chính là làm sạch da bằng sữa rữa mặt để lấy đi lớp dầu nhờn còn sót lại trên da. Và dùng nước hoa hồng giúp cân bằng độ PH cho da, làm se khít lỗ chân lông sau nặn, nếu sợ dị ứng bạn có thể sử dụng khăn chườm lạnh quanh vị trí mụn để giảm sưng và se khít lỗ chân lông.
Hạn chế trang điểm
Những vùng da đã lấy nhân mụn sẽ trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Vì thế việc trang điểm thường xuyên sẽ khiến các nốt mụn hở dễ tiếp xúc với vi khuẩn và lỗ chân lông bị bí tắt khiến làn da có thể bị dị ứng và lên mụn ngay trở lại tức thì. Thế nên các cô gái hãy tạm ngưng trang điểm trong khoảng thời gian từ 2-3 ngày đó là một trong những cách giúp chăm sóc cho làn da sau khi lấy nhân mụn.
“Nên” và “không nên” sử dụng các sản phẩm chăm sóc da nào sau khi nặn mụn tại nhà?
Đâu là sản phẩm thích hợp để chăm sóc da sau khi nặn mụn tại nhà bạn nhỉ?
“Không nên” sử dụng
- Các sản phẩm giàu dưỡng chất có thể kể đến như: tế bào gốc, các sản phẩm chứa nhiều dưỡng ẩm.
- Sản phẩm có khả năng gây kích ứng cao cho làn da như AHA, BHA
“Nên” sử dụng
- Sử dụng các sản phẩm chấm mụn có chứa các thành phần diệt khuẩn và kháng viêm như dung dịch chứa tràm trà (tea tree), sulfur, benzoyl peroxide.
- Làm dịu vết thường bằng các sản phẩm: Cica chiết, chiết xuất rau má (Centella), Panthenol (B5), Silverin, Biafane…
Qua bài viết này, bạn đã bỏ túi cho mình cách nặn mụn tại nhà đúng cách rồi đấy. Hãy theo dõi thêm một số bài viết khác của Đẹp 365 để nhận thêm nhiều cách chăm sóc da tại nhà vào mùa dịch này nhé!
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list