Vẩy nến là một bệnh ngoài da có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Hãy cùng Đẹp365 tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh vẩy nến qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh vẩy nến là gì?
Bệnh vẩy nến là một trong những dạng bệnh viêm da mãn tính phổ biến, được đặc trưng bởi các triệu chứng và dấu hiệu như những mảng da nổi mẩn đỏ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Bệnh vẩy nến có khả năng xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào, nhưng chứng viêm da này thường tấn công ở những vùng da như khuỷu tay, đầu gối và da đầu… Bệnh có thể kéo dài khoảng vài tháng, sau đó biến mất và tái phát lại trong tương lai nếu bạn không có cách điều trị phù hợp.
Các nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh vẩy nến. Khi nói đến bệnh vẩy nến, người ta thường nghĩ đến một tập hợp con của tế bào lympho T (một loại tế bào bạch cầu) có khả năng gây ra tình trạng viêm da trên cơ thể. Các tế bào T này tạo ra các chất hóa học gây viêm, gây nên những thay đổi trong mạch máu, và cuối cùng, đưa đến hậu quả là những mảng da bị mắc bệnh vẩy nến.
Mặt khác, các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời gay gắt, nhiễm trùng da, viêm da hoặc thậm chí là thói quen gãi da quá mức cũng có thể khiến cho bệnh vẩy nến trở nên tồi tệ hơn.
Các triệu chứng của bệnh vẩy nến
Thông thường, người mắc bệnh vẩy nến sẽ xuất hiện những mảng dài màu đỏ có lớp vảy trắng bao phủ xung quanh trên da. Tùy vào mức độ, tình trạng bệnh và vị trí trên cơ thể mà còn có những triệu chứng khác nhau. Chẳng hạn:
- Vẩy nến thể giọt: Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở trẻ em với những đốm nhỏ trên da, nhất là sau khi trẻ bị viêm họng do nhiễm Streptococci.
- Viêm khớp vẩy nến: Người bệnh sẽ bị sưng đau ở các khớp ngón tay, ngón chân, khu vực xương sống, đầu gối,…
- Vẩy nến mảng bám: Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng dưới lưng, đầu gối, khuỷu tay.
- Vẩy nến mụn mủ: Tay và chân của người bệnh sẽ xuất hiện những bọc mụn nước.
- Vẩy nến da đầu: Triệu chứng thường thấy nhất là những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu của người bệnh.
- Vẩy nến móng tay, móng chân: Móng của người bệnh sẽ dày hơn và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.
- Vẩy nến gấp hay còn gọi là vẩy nến đảo ngược: Xuất hiện ở những vùng có nếp gấp trên cơ thể như nách, bẹn, mông với những vết viêm có màu đỏ sáng óng trên da.
Chẩn đoán về bệnh vẩy nến
Ngoài việc quan sát cơ thể có xuất hiện những triệu chứng về bệnh vẩy nến hay không, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được chẩn đoán rõ ràng về tình trạng bệnh.
- Khám lâm sàng: Trong buổi khám này, bạn nên cho bác sĩ kiểm tra toàn bộ các vùng da có vấn đề. Đồng thời, thông báo cho bác sĩ về việc có người thân trong gia đình mắc bệnh vẩy nến hay không để kết quả khám bệnh được chính xác nhất.
- Xét nghiệm sinh thiết: Nếu như các triệu chứng trên da vẫn chưa rõ ràng, bác sĩ có thể lấy một mẩu da nhỏ của bệnh nhân để tiến hành xét nghiệm sinh thiết.
Cách điều trị bệnh vẩy nến hiệu quả
Thay đổi chế độ ăn uống
Việc thay đổi chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh vẩy nến từ bên trong cơ thể. Những loại thực phẩm như dầu cá, vitamin D, lô hội, nho Oregon… đều có khả năng giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Điều quan trọng là bạn phải trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm nào để đảm bảo các chất dinh dưỡng có trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Ngoài ra, người mắc bệnh vẩy nến cũng nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ, chất béo bão hòa, đường tinh chế, carbohydrate và rượu… Bạn nên bổ sung nhiều loại cá, hạt, quả hạch và axit béo omega-3 để tăng cường khả năng giảm viêm cho cơ thể.
Ngăn ngừa tình trạng da khô
Để giúp cải thiện tình trạng da khô một cách hiệu quả, bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ cho không khí trong nhà hoặc văn phòng luôn có được độ ẩm nhất định. Phương pháp này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng da khô mỗi ngày vô cùng hiệu quả đấy. Bên cạnh đó, thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm cũng là một cách chăm sóc da khô vô cùng hiệu quả, có thể mang lại cho nàng làn da dẻo dai, ngăn chặn tình trạng da khô, da sần sùi, bong tróc…
Hạn chế dùng hương liệu
Hầu hết các loại xà phòng và nước hoa đều có chứa hương liệu và các hóa chất khác có thể gây kích ứng da của bạn. Chúng có thể mang lại cho làn da của nàng mùi hương thật tuyệt vời, nhưng hậu quả là sẽ khiến cho tình trạng bệnh vẩy nến ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, hãy hạn chế sử dụng những sản phẩm như thế nếu như muốn làn da của bạn chóng lành hơn.
Quang trị liệu
Một trong những cách chăm sóc da khô khác mà bạn cần phải biết chính là nhờ đến sự can thiệp của các loại tia sáng có lợi cho quá trình chữa trị. Tia cực tím có khả năng làm chậm sự phát triển của các tế bào da được kích hoạt bởi bệnh vẩy nến. Phương pháp trị liệu này thường đòi hỏi phải mất một khoảng thời gian khá dài, và phải được thực hiện bởi những bác sĩ lành nghề cùng sự hỗ trợ của những loại máy móc thiết bị hiện đại.
Các loại thuốc ức chế miễn dịch
Vẩy nến là bệnh mãn tính không có thuốc chữa. Người bệnh chỉ có thể sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch để giảm nhẹ sự viêm nhiễm, cũng như làm chậm quá trình phát triển tế bào da nhằm giúp tình trạng bệnh thuyên giảm hơn. Một số loại thuốc sẽ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ như:
- Methotrexate: Loại thuốc này thường được dùng để điều trị bệnh viêm khớp vẩy nến hoặc vẩy nến đỏ toàn thân, vẩy nến mụn mủ, mà không đáp ứng được với các phương pháp điều trị tại chỗ hay liệu pháp ánh sáng.
- Cyclosporine: Đây là loại thuốc được chỉ định sử dụng cho người có tình trạng bệnh vẩy nến nặng và thường chỉ dùng giới hạn trong đợt điều trị để tránh gây hại cho gan.
Nếu như cơ thể của người bệnh không phù hợp hoặc bị ngộ độc với methotrexate hoặc cyclosporine thì có thể thay thế bằng mycophenolate mofetil.
Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như: 6-thioguanine, hydroxyurea. Lưu ý, đây là những loại thuốc ít an toàn chỉ dành để điều trị cho những bệnh nhân mức độ nặng, khó điều trị.
Chăm sóc da với bộ sản phẩm dưỡng ẩm
Dove DermaSeries là bộ sản phẩm mới nhất của nhà Dove, được điều chế dành riêng cho những nàng da khô nhạy cảm, đặc biệt phù hợp với những người đang phải đối mặt với căn bệnh vẩy nến. Cùng xem 3 dòng sản phẩm mà Đẹp365 muốn bạn trải nghiệm là gì nhé.
Dòng sản phẩm sữa dưỡng thể Dove DermaSeries Eczema Relief Body Lotion có chứa thành phần từ bột yến mạch 1%, kết hợp cùng các chất dưỡng ẩm cần thiết giúp cải thiện làn da khô bong tróc, sần sùi mà không hề gây cảm giác nhờn rít khó chịu. Thay vào đó, sản phẩm sẽ mang lại cho bạn làn da mịn màng hơn bao giờ hết.
Một dòng sữa dưỡng thể dưỡng ẩm toàn thân khác cũng không kém phần chất lượng chính là Dove DermaSeries Dry Skin Relief Body Lotion. Sản phẩm chính là sự kết hợp giữa axit hydroxystearic và glycerin giúp giảm da khô và phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên trên da mà không gây kích ứng da.
Bên cạnh đó, dòng sản phẩm sáp dưỡng ẩm cho da khô DermaSeries Dry Skin Relief Expert Balm cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho những nàng đang phải đối mặt với bệnh vẩy nến đấy. Nhờ hỗn hợp Petrolatum jelly độc đáo, sản phẩm hứa hẹn sẽ mang đến hiệu quả cấp ẩm và khóa ẩm tối ưu cho làn da khô ráp, mất nước. Sử dụng sản phẩm thường xuyên, bạn sẽ phải bất ngờ vì làn da cải thiện được độ mịn màng và lúc nào cũng mướt mát đấy! Bệnh vẩy nến cũng từ đó là thuyên giảm theo thời gian.
Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mắc phải mà bác sĩ sẽ có những liệu trình và phương pháp điều trị phù hợp. Mong rằng với những thông tin mà Đẹp365 chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh vẩy nến này.
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list