Đánh địch thì phải biết địch là ai, như thế nào mới có được lối đánh phù hợp. Tương tự như vậy, trước khi trị mụn ở mũi, bạn cần hiểu rõ về những nốt mụn đáng ghét này. Vì vậy, đừng bỏ qua bài viết sau đây bạn nhé.
Mụn ở mũi nói lên điều gì?
Thật ra, mụn đầu đen hoặc mụn cám ở mũi là một “triệu chứng” khá bình thường bởi nơi đây có lượng bã nhờn tiết ra nhiều hơn những nơi khác. Tuy nhiên, nếu trên mũi bắt đầu xuất hiện mụn bọc hoặc mụn nang, bạn cần nên lưu ý và đi kiểm tra sức khỏe của mình. Các loại mụn này chính là dấu hiệu cho thấy bạn đang căng thẳng hoặc gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp…
Khi mụn mọc nhiều ở dọc sống mũi, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình vì đây là dấu hiệu cho thấy dạ dày/đường tiêu hóa của bạn đang có vấn đề. Nếu mụn xuất hiện ở hai bên của sống mũi thì có nghĩa là buồng trứng/cổ tử cung của bạn cần được kiểm tra tổng quát.
Nguyên nhân gây mụn ở mũi
Mỗi vị trí của nốt mụn ở mũi sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Hãy tìm hiểu thật kỹ để có cách điều trị mụn phù hợp nhất bạn nhé.
1. Đối với mụn không viêm
Loại mụn không viêm thường thấy nhất ở mũi chính là mụn đầu đen và mụn cám. Như đã nói ở trên, hai loại mụn này khá lành tính và được “sinh sôi nảy nở” do hoạt động của tuyến bã nhờn ở mũi.
2. Đối với mụn viêm
Mụn viêm thường gây nhiều khó chịu cho bạn hơn. Nếu mụn viêm xuất hiện ở mũi, đây thường là mụn bọc, mụn nang. Các vết mụn viêm này thường sưng to, ửng đỏ và gây đau đớn. Bạn còn phải tốn rất nhiều thời gian để trị thâm mụn sau khi đánh bay mụn viêm ở mũi.
Các nguyên nhân gây nên mụn viêm gồm có:
- Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì, “mùa dâu” hay khi bạn đang mang thai.
- Sự thay đổi của môi trường khiến da bị kích ứng gây nên mụn. Bụi bẩn, nắng gió, thời tiết đều có thể rất “tích cực” tạo nên nhiều nốt mụn cho bạn.
- Căng thẳng, gặp áp lực tâm lý, stress cũng là một trong những nguyên nhân gây nên mụn viêm.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: những người thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, uống rượu bia sẽ có nguy cơ gặp phải các loại mụn, đặc biệt là mụn viêm cao hơn.
- Mỹ phẩm không chất lượng hoặc không phù hợp cùng với chăm sóc da sai cách cũng “khuyến khích” mụn ở mũi mọc nhiều hơn.
Những sai lầm trong cách ngăn ngừa mụn ở mũi thường gặp
Bạn có thắc mắc vì sao dù mình đã áp dụng rất nhiều phương pháp điều trị mụn ở mũi, dùng rất nhiều loại thuốc trị mụn nhưng “mèo vẫn hoàn mèo”. Hãy cùng Đẹp365 kiểm tra xem bạn có gặp phải những sai lầm này không nhé!
- Dùng tay nặn mụn: Đây là thói quen phổ biến của hầu hết mọi người khi thấy mụn nổi trên mặt, đặc biệt là vùng mũi. Tuy nhiên, mụn thường do vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ ở lỗ chân lông nên rất dễ bị kích ứng. Khi dùng tay nặn mụn, bạn đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập nhiều hơn vào các nốt mụn, khiến tình trạng nhiễm khuẩn nặng nề hơn.
- Sử dụng sản phẩm trị mụn kém chất lượng: Da khi bị mụn rất dễ bị kích ứng, cần được chăm sóc bởi các thành phần lành tính để giảm tình trạng sưng, viêm cũng như đẩy nhanh quá trình điều trị. Nếu sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, việc điều trị thậm chí không hiệu quả mà còn khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng và khó xử lý hơn. Đặc biệt những sản phẩm có chứa thành phần như Corticoid, Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben cần phải tránh tuyệt đối. Đây là những chất hóa học có thể gây bào mòn và làm da mất đi sức đề kháng, từ đó khiến da gặp nhiều vấn đề khó xử lý hơn.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp để trị mụn ở mũi: Mỗi một vùng da trên cơ thể cần được chăm sóc khác nhau, đặc biệt là những vùng da nhạy cảm như mũi hoặc quanh mắt. Đối với mụn mũi, bạn nên tham khảo các thành phần điều trị chuyên biệt cho từng loại mụn. Chẳng hạn như với mụn bọc sản phẩm nên chứa Sulfur, Resorcin, Glycyrrhetinate Acid, Tocopherol Acetate… hỗ trợ kháng viêm, diệt khuẩn. Với mụn đầu đen và mụn cám, bạn nên tìm sản phẩm có thành phần như Salicylic Acid, Copper, Zinc, Magnesium… để kiểm soát nhờn và loại bỏ tế bào chết cũng như bụi bẩn còn lưu trong lỗ chân lông.
- Không ăn uống, nghỉ ngơi điều độ và hợp lý, thường xuyên căng thẳng: Mọi cố gắng trị mụn của bạn có thể trở nên vô nghĩa nếu bạn có một lối sống không lành mạnh. Cần phải kết hợp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và ngủ đủ giấc để da có thể tự phục hồi. Từ đó mới có thể ngăn ngừa hiệu quả các vấn đề về mụn.
5 bí kíp trị mụn ở mũi tại nhà hiệu quả
Để hạn chế bớt các nguy cơ kích ứng da do sử dụng các sản phẩm trị mụn không đúng cách, bạn có thể tham khảo những thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên. Đây được xem là giải pháp trị mụn an toàn, hiệu quả dành cho những bạn đang gặp vấn đề về mụn, đặc biệt là mụn mũi.
1. Trị mụn mũi bằng nghệ
Trong củ nghệ có chứa chất Curcumin, có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn cực hiệu quả. Chính vì thế mà rất nhiều các sản phẩm trị mụn hiện nay có chứa thành phần này. Bên cạnh đó, một số vitamin từ nghệ còn giúp se khít lỗ chân lông, liền sẹo mụn và làm trắng da rất tốt.
Cách thực hiện:
- Trộn tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1 để có hỗn hợp sệt.
- Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, dùng hỗn hợp trên đắp lên vùng có mụn và lưu trên da khoảng 15-20 phút.
- Sau đó rửa sạch lại bằng nước. Bạn có thể thực hiện cách này mỗi tuần 2-3 lần để hiệu quả trị mụn được tối ưu nhất.
2. Trị mụn ở mũi bằng chanh
Chanh rất giàu vitamin C và có tính axit nhẹ, giúp làm sạch da, se nốt mụn đồng thời tăng cường khả năng kháng khuẩn cho da. Nhờ đó, những nốt mụn ở mũi sẽ giảm tình trạng sưng viêm khó chịu. Đồng thời các vết thâm do mụn để lại cũng nhanh chóng được loại bỏ nhà khả năng tổng hợp collagen của vitamin C có trong chanh.
Cách thực hiện:
- Dùng chanh tươi vắt lấy nước cốt.
- Sử dụng bông gòn sạch hoặc tăm bông bôi nước cốt chanh lên vùng da bị mụn.
- Lưu lại trên da khoảng 15 phút sau đó rửa lại với nước sạch. Với cách này, bạn nên thực hiện mỗi ngày 2 lần để nhanh chóng loại bỏ mụn. Tuy nhiên, do chanh có tính axit nên bạn cần bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời để tránh bị ăn nắng.
3. Trị mụn ở mũi bằng mồng tơi
Rau mồng tơi được xem là một loại thuốc Đông y rất giàu vitamin và khoáng chất. Trong đó, lượng vitamin B dồi dào trong mồng tơi giúp tăng khả năng kháng viêm, làm tiêu nhân mụn và hạn chế tổn thương do mụn gây ra. Trong khi đó, vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Một lượng lớn các vitamin và khoáng chất khác trong rau mồng tơi giúp da luôn ẩm mịn, làm dịu các kích ứng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị vài lá mồng tơi cùng ít muối hạt to.
- Giã mồng tơi cùng muối hạt cho nhuyễn, lấy nước cốt và bỏ phần xác.
- Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn, lưu lại khoảng 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước. Đây được xem là một loại thảo dược rất lành tính nên bạn có thể sử dụng phương pháp này thường xuyên để loại bỏ mụn.
4. Trị mụn mũi bằng đá lạnh
Thông thường những nốt mụn ở mũi thường là mụn bọc, gây sưng đỏ vô cùng khó chịu. Đá lạnh làm từ nước tinh khiết có thể giúp giảm nhiệt độ vùng da bị mụn, từ đó sẽ giảm đau và xẹp mụn nhanh hơn. Đá lạnh cũng giúp se khít lỗ chân lông, từ đó ngăn tiết dầu và loại một bỏ nguy cơ bị mụn do da dầu, nhờn.
Cách thực hiện:
- Bọc đá lạnh vào khăn sạch, sau đó chườm lên các nốt mụn khoảng 15-20 phút bất cứ lúc nào bạn cảm thấy đau nhức hoặc sưng tấy ở vùng da bị mụn.
5. Trị mụn mũi bằng kem đánh răng
Kem đánh răng thông thường đều có chứa chất Triclosan, có khả năng kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn tại khu vực có mụn. Ngoài ra, một số thành phần như baking soda, hydrogen peroxide giúp se và khô nốt mụn nhanh hơn. Vậy nên, sử dụng kem đánh răng để trị mụn cũng là cách hiệu quả và tiện lợi mà bạn không nên bỏ qua.
Cách thực hiện:
- Vệ sinh da mặt thật sạch, sau đó dùng lượng kem đánh răng vừa đủ bôi lên vùng da bị mụn rồi để qua đêm.
- Bạn nên lưu ý sử dụng kem đánh răng màu trắng để đạt hiệu quả trị mụn tốt nhất.
Bạn đã hiểu rõ hơn về mụn ở mũi chưa? Hãy lên ngay kế hoạch chiến đấu dài lâu và bền vững để đánh bay mụn ở mũi bạn nhé. Chúc bạn thành công.
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list