AHA (alpha hydroxy acid) và BHA (beta hydroxy acid) – là những hợp chất đã quá nổi tiếng trong ngành công nghiệp làm đẹp. Với khả năng tẩy tế bào chết cực hiệu quả, hai loại hợp chất này có thể làm thay đổi làn da của bạn một cách “thần kì”. Thế nhưng nên chọn AHA hay BHA cho quy trình dưỡng da của mình? Và cái nào sẽ tốt hơn? Câu trả lời thực ra không hề phức tạp như bạn nghĩ đâu nhé.
Cùng theo dõi bài viết sau nào. Chắc chắn bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình.
Tại sao cần phải tẩy tế bào chết?
Chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại việc phải Tẩy da chết trên khắp khắp các bảng tin làm đẹp. Đó cũng là bởi, quy trình này thực sự đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc làn da của chúng ta.
Tẩy da chết đóng vai trò rất quan trọng (Nguồn: Internet)
Theo cơ chế hoạt động của cơ thể, làn da thường tự sản sinh ra tế bào chết mỗi ngày. Vấn đề tuổi tác và tác hại do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm quá trình này chậm lại hoặc có thể không xảy ra. Khi làn da không thể tự động xóa đi phần da chết trên cùng, da sẽ bị xỉn màu, không đều màu, thô ráp, sần sùi. Và còn hàng tá vấn đề như tắc nghẽn lỗ chân lông, nếp nhăn, lão hóa mà có thể bạn sẽ phải đối mặt.
Khi đó, việc tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ như một cách làm sạch da chủ động. Và thay thế lớp da cũ xỉn màu bằng lớp da mới. Đẹp đẽ, mềm mại và mịn màng.
AHA và BHA hoạt động như thế nào?
AHAs (hay còn được gọi là axit glycolic hoặc axit lactic) và BHA (hay còn được gọi là salicylic acid). Hoạt động theo nguyên tắc phá vỡ các liên kết bên dưới lớp da xỉn màu và lớp da chết trên bề mặt. Làm cho lớp da chết dần bong tróc ra một cách tự nhiên.
(Nguồn: Internet)
Vì vậy, mặc dù không cảm nhận được quá trình tẩy tế bào chết đang diễn ra, nhưng bạn sẽ thấy được lớp da mịn màng, tươi trẻ đang dần “nhú” lên từng ngày. Để có thể hoạt động hiệu quả nhất, AHA và BHA cần phải được hoạt động trong môi trường có độ PH từ 3-4.
AHA và BHA là đôi bạn thân thiết…
AHA và BHA có nhiều công dụng thần kì cho làn da (Nguồn: Internet)
Hai loại hợp chất này đều có những lợi ích chung như:
+ Làm giảm sự xuất hiện của các vết nhăn và làm săn chắc da.
+ Cải thiện làn da xỉn màu hay không đều màu. Làm mịn bề mặt da sần sùi và dưỡng ẩm cực kì hiệu quả.
… Nhưng không hề giống nhau!
Mỗi loại hợp chất sẽ sở hữu những đặc tính riêng biệt và thích hợp với từng loại da nhất định.
Nên chọn AHA hay BHA? (Nguồn: Internet)
AHA hoạt động trên bề mặt da, với đặc tính hòa tan trong nước. AHA phù hợp hơn với da khô và da bị hư tổn do ánh nắng mặt trời. Dựa vào khả năng giữ ẩm tự nhiên đối với da. Loại hợp chất này cũng đã được chứng minh là cực kì hiệu quả trong việc hạn chế các dấu hiệu của sự lão hóa.
AHA hòa tan trong nước (Nguồn: Internet)
Tương tự như AHA, BHA cũng hoạt động trên bề mặt da. Đặc biệt, BHA còn có khả năng tác động đến tận sâu bên trong lỗ chân lông và hòa tan trong dầu. Vì vậy, BHA phù hợp hơn với làn da dầu, da mụn, lỗ chân lông to và bị tắc nghẽn. Đặc biệt là làn da bị mụn ẩn. Loại hợp chất này cũng có tính chất làm dịu da tự nhiên, vì vậy cũng phù hợp với làn da nhạy cảm.
BHA phù hợp với làn da dầu, da mụn và da nhạy cảm (Nguồn: Internet)
Cách kết hợp sản phẩm AHA và BHA trong cùng một quy trình dưỡng da
Liệu có nên sử dụng kết hợp AHA và BHA cùng lúc trong quy trình dưỡng da hằng ngày? Khi mà cả hai loại hợp chất này đều sở hữu những công dụng thần thánh, giúp hồi sinh làn da một cách đáng ngạc nhiên? Thật ra thì, câu trả lời là … KHÔNG! Dù sở hữu nhiều điểm tương đồng và nguyên tắc hoạt động tương tự nhau. Nhưng mỗi loại lại chỉ mang tới hiệu quả cao nhất đối với từng loại da chuyên biệt.
Sử dụng cùng lúc AHA và BHA có thể gây tổn thương làn da (Nguồn: Pinterest)
Thay vì sử dụng cùng lúc, sẽ không có gì sai khi sử dụng kết hợp cả BHA và AHA theo một cách hợp lí. Và bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho mình, rằng liệu sản phẩm nào sẽ phù hợp hơn với làn da.
Một số lưu ý khi kết hợp AHA và BHA.
Hầu hết mọi người đều nhận ra sau một thời gian sử dụng, đó là, việc sử dụng cùng lúc AHA và BHA sẽ tác động quá nhiều đến làn da của mình. Và đôi khi, sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực.
Thay vào đó, hãy cân nhắc một phương án thay thế, đó là sử dụng xen kẽ. Một loại vào buổi sáng, một loại vào buổi tối. Sau bước rửa mặt và toner. Hoặc sử dụng xen kẽ vào những ngày trong tuần: dùng AHA vào thứ Hai, dùng BHA vào thứ Ba… và cứ thế tiếp tục.
Sử dụng xen kẽ AHA và BHA theo một quy trình hợp lí (Nguồn: Internet)
Một lưu ý đó là không cần đợi toner khô trước khi dùng AHA/BHA. Và cũng không cần da mặt khô đi trước khi dùng các sản phẩm khác trong chu trình dưỡng da của bạn.
Nếu bạn thuộc team da hỗn hợp. Với vùng chữ T nhiều dầu, cùng với lỗ chân lông lớn và thường bị “tắc nghẽn”. Nhưng hai bên gò má của bạn thì quá khô. Hãy thử dùng BHA cho vùng da tiết nhiều dầu và AHA cho vùng da khô như gò má nhé.
Sử dụng kết hợp theo từng vùng da chuyên biệt (Nguồn: Internet)
Đặc biệt, đừng bỏ qua vùng da ở cổ và ngực nhé. Đây là những vùng da rất dễ bị lão hóa nếu bị bỏ quên đấy. Muốn ngăn ngừa vấn đề lão hóa da thì chắc chắn không thể bỏ quên AHA và BHA rồi.
Bài viết của ĐẸP 365 đã cung cấp cho bạn tất – tần – tật thông tin về AHA và BHA rồi. Liệu bạn có muốn bổ sung 2 loại hợp chất thần thánh này vào quy trình dưỡng da của mình không? Cùng chia sẻ ngay với ĐẸP 365 nhé.
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list