Toxic Positivity là gì? Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ “sự tích cực độc hại” chưa? Cùng Đẹp365 tìm hiểu về Toxic Positivity – sự tích cực độc hại này là gì nhé! Và vì sao tích cực không phải lúc nào cũng tốt cho bạn?
Toxic Positivity là gì?
Toxic Positivity là niềm tin rằng bất kể hoàn cảnh tồi tệ hay khó khăn như thế nào, mọi người đều nên duy trì một suy nghĩ tích cực. Điều này thay vì mang lại những lợi ích khi trở thành một người lạc quan và có suy nghĩ tích cực. Toxic Positivity lại gạt bỏ những cảm xúc tiêu cực bình thường để thay vào đó là vẻ ngoài vui vẻ, tích cực giả tạo.
Tất cả chúng ta đều biết rằng có một cái nhìn tích cực về cuộc sống sẽ tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn. Vấn đề là cuộc sống không phải lúc nào cũng tích cực. Tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những cảm xúc và trải nghiệm khó khăn. Và những cảm xúc đó, mặc dù thường khó chịu và khó giải quyết. Nhưng lại rất quan trọng và cần được cảm nhận và giải quyết một cách cởi mở.
Toxic Positivity đưa những suy nghĩ tích cực đến một trạng thái phủ nhận những cảm xúc tiêu cực bình thường con người.
Biểu hiện của một người khi gặp phải Toxic Positivity
Sự tích cực độc hại thường có thể xuất phát từ việc thiếu tinh tế. Bằng cách học cách nhận biết các dấu hiệu, có thể giúp bạn xác định rõ hơn về hành vi này. Một số dấu hiệu của sự tích cực độc hại bao gồm:
- Gạt bỏ các vấn đề đang mắc phải hơn là đối mặt với chúng
- Cảm thấy tội lỗi khi buồn, tức giận hoặc thất vọng
- Che giấu cảm xúc thật của mình
- Hạn chế cảm xúc của người khác vì họ làm bạn khó chịu
- Chê trách người khác khi họ không có thái độ tích cực
- Cố gắng tỏ ra khắc kỷ
Hậu quả của việc luôn có những suy nghĩ tích cực độc hại – Toxic Positivity
Sự tích cực độc hại thực sự có thể gây hại cho những người đang trải qua giai đoạn khó khăn này. Thay vì họ có thể chia sẻ những cảm xúc của mình và nhận được sự ủng hộ. Những người mắc phải tình trạng này thường thấy cảm xúc của họ bị gạt bỏ và phớt lờ.
Khi ai đó đau khổ, họ biết rằng cảm xúc của họ là hợp lý. Vì họ có thể tìm thấy sự cảm thông và tình yêu thương ở bạn bè và gia đình của họ. Nhưng sự tích cực độc hại khiến cho người gặp phải cảm thấy rằng những cảm xúc mà họ đang cảm thấy là sai. Ngay cả khi những người này đối mặt với bi kịch của mình, thì họ vẫn nghĩ rằng mình đang làm điều gì đó sai trái.
Tính tích cực độc hại hoạt động như một cơ chế tránh né. Khi người khác có kiểu hành vi này, nó khiến họ tránh những tình huống cảm xúc có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái. Nhưng đôi khi chúng ta lại tự khiến vào mình rơi vào trạng thái này. Khi chúng ta cảm thấy những cảm xúc khó khăn, chúng ta thường có xu hướng sẽ gạt bỏ và phủ nhận chúng.
Những người gặp phải tình trạng này không chỉ phải đối mặt với những gián đoạn lớn trong cuộc sống của họ, mà còn là áp lực để duy trì năng suất và sự tích cực của họ trong thời gian mà họ gặp phải khó khăn và tổn thương.
Cách tránh cạm bẫy Toxic Positivity
Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi sự tích cực độc hại hoặc nếu bạn nhận ra kiểu hành vi này ở bản thân mình, thì có những điều bạn có thể làm để tránh khỏi tình trạng này. Hoặc đơn giản thay đổi cách tiếp cận một cách lành mạnh hơn, mang tính hỗ trợ hơn. Việc bạn cần làm là thực hiện những điều sau:
1. Quản lý cảm xúc tiêu cực của bạn
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ phủ nhận chúng. Cảm xúc tiêu cực có thể gây căng thẳng cho bạn khi không được kiểm soát, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến những thay đổi có lợi trong cuộc sống của bạn.
2. Hãy thực tế về những gì bạn cảm thấy
Khi đối mặt với một tình huống căng thẳng, bạn cảm thấy lo lắng hoặc thậm chí sợ hãi là điều rất bình thường. Bạn không cần phải quá kỳ vọng vào bản thân. Tất cả những gì bạn cần làm là tập trung vào việc self-care cho bản thân. Và thực hiện các bước có thể giúp cải thiện tình hình mà bạn gặp phải bạn.
Nếu bạn đang đối mặt với một thách thức, bạn có thể cảm thấy lo lắng về tương lai và cũng hy vọng rằng mình sẽ thành công. Cảm xúc của bạn cũng phức tạp như chính tình huống đó vậy. Vì vậy, không việc gì mà bạn phải quá lo lắng cả!
3. Tập trung lắng nghe người khác và thể hiện sự ủng hộ
Khi ai đó thể hiện cho bạn thấy họ đang gặp khó khăn. Hãy cởi mở với họ và cho họ biết rằng những gì họ đang cảm thấy là bình thường. Hơn nữa, hãy cho họ biết rằng bạn luôn sẵn sàng để lắng nghe họ.
4. Để ý xem bản thân bạn cảm thấy thế nào
Theo dõi các trang, tài khoản mạng xã hội “tích cực” có thể sẽ giúp ích cho bạn. Đồng thời hãy chú ý đến cảm giác của bạn sau khi xem và tương tác với nội dung đó. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ hoặc tội lỗi sau khi xem các bài đăng tích cực đó. Đó có thể là do sự tích cực độc hại (toxic positivity) gây nên. Trong những trường hợp như vậy, hãy cân nhắc đến việc hạn chế sử dụng mạng xã hội của mình.
5. Cho phép bản thân cảm nhận cảm xúc tiêu cực của mình
Thay vì cố gắng trốn tránh những cảm xúc tiêu cực, hãy cho phép bản thân cảm nhận chúng. Những cảm giác này là thực tế và đóng vai trò rất quan trọng. Vì những cảm giác này có thể giúp bạn nhìn nhận mọi thứ hay một tình huống mà bạn cần nỗ lực để thay đổi.
Với những điều kể trên không có nghĩa là bạn nên hành động theo mọi cảm xúc mà bạn cảm thấy. Đôi khi điều quan trọng là phải ngồi lại suy nghĩ. Và cho bản thân thời gian và không gian để xử lý tình huống trước khi bạn hành động.
Vì vậy, khi bạn đang phải trải qua một điều gì đó khó khăn, hãy nghĩ về những cách để truyền tải cảm xúc của bạn một cách hiệu quả. Chẳng hạn như viết nhật ký hay trò chuyện với một người bạn. Nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần chia sẻ những gì bạn cảm thấy có thể giúp giảm đi những cảm giác tiêu cực đó.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng Toxic Positivity này thì không sao cả, cảm thấy khó khăn và mệt mỏi là trạng thái rất bình thường ở con người. Bạn không cần phải ép mình lạc quan đâu nhé! Hãy lắng nghe cảm nhận của bản thân bạn, và bạn sẽ ngày càng hiểu rõ bản thân hơn đấy!
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list