Ngày nay, chỉ có khoảng 50% người trong độ tuổi trưởng thành ở Mỹ đi đến kết hôn, thấp hơn 22% so với những năm 1960s. Tỉ lệ kết hôn đã liên tục giảm từ 1990s cho đến nay. Độ tuổi kết hôn trung bình cũng tăng đáng kể, thường phụ nữ phải đến tận 28 và đàn ông ở tận 30 mới bắt đầu kết hôn, trong khi trước đây phụ nữ và đàn ông kết hôn ở độ tuổi trung bình từ 20 đến 23. Các nhà xã hội học cho rằng thế hệ millennial đang giết chết hôn nhân ở thời hiện đại.
“Hôn nhân từng được xem là điều quý giá nhất trong một mối quan hệ. Là cách mọi người hợp thức hóa việc có gia đình và sinh con”, Kristin Celello, Tiến sĩ, Phó Giáo sư Lịch sử và Hiệu Trưởng Trường cao đẳng CUNY chia sẻ “Tuy nhiên ở thời đại này, người ta lại có thiên hướng ngược lại, đó là lập gia đình, thậm chí có con rồi mới đi đến kết hôn. Thế giới của năm 2019 vẫn xem hôn nhân là điều quan trọng, tuy nhiên nó không còn là ưu tiên hàng đầu khi một người muốn lập gia đình và có con nữa, xã hội và văn hóa cũng đã thay đổi đến chóng mặt.”
Sự thay đổi này phát sinh phần nhiều là do các hoạt động bình quyền nữ giới trong thời gian gần đây. Trong những năm 1960 và 70, luật hôn nhân vẫn vẫn còn quá coi trọng quyền của đàn ông, và xem đàn ông là trụ cột của một gia đình, làm mờ nhạt vai trò của người phụ nữ. Người đàn ông sẽ đứng tên cho mọi loại tài sản, thậm chí khi đi làm, người ta yêu cầu tiền sẽ được gửi vào tài khoản của người chồng dù người làm việc là người vợ, khiến phụ nữ khó có thể độc lập về tài chính. Nhưng chuyện nay đã khác.
Từ năm 2000, sau hàng loạt các hoạt động nữ quyền, luật hôn nhân chính thức được công bằng hóa, cho phép phụ nữ có thể tự nhận lương dưới danh tính của chính mình, và có quyền đứng tên sở hữu các tài sản của bản thân. Tuy nhiên cùng với sự phát triển quá nhanh của xã hội, luật hôn nhân vẫn còn nhiều bất cập.
Vào trước năm 2015, luật hôn nhân tại Mỹ vẫn chưa cho phép hôn nhân đồng giới, hoặc hôn nhân khác biệt về chủng tộc. Tức một phụ nữ da đen sẽ không thể cưới một người đàn ông da trắng một cách hợp pháp. Các bất cập này tạo ra rất nhiều xung đột trong nội bộ xã hội Mỹ, khiến nhiều người cảm thấy rằng đạo luật hôn nhân thực ra không ủng hộ tình yêu, mà là kiểm soát tình yêu.
Một số người lại không thể cưới, đơn giản là vì họ không có đủ điều kiện tài chính. Nếu năm 1990, chi phí hôn nhân ở khoảng 10,000$ thì ở năm 2018, con số này lên đến 34,000$, khiến những người ở mức thu nhập trung bình khó có thể tổ chức một đám cưới chỉn chu. Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy 26% người trưởng thành có mức thu nhập thấp và 39% người trưởng thành thuộc tầng lớp lao động đã kết hôn, trong khi con số này ở người trưởng thành thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu lên đến 56%. Nghiên cứu khiến tờ Thời báo New York đặt câu hỏi gây xôn xao công chúng, “Từ khi nào hôn nhân đã trở thành một đặc quyền cho tầng lớp có tiền của?!”
Khoảng cách hôn nhân khác chủng tộc cũng gia tăng kể từ những năm 1960, với một nghiên cứu năm 2015 cho thấy phụ nữ da đen kết hôn muộn hơn và ít hơn phụ nữ da trắng. Phụ nữ châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ bản địa thì nằm ở mức giữa. Các tác giả nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố sinh ra vấn đền này. Điển hình như sự khác biệt về kinh tế xã hội, phân biệt đối xử trong các tầng lớp xã hội và các biệt đãi pháp lý.
Ví dụ như một cặp đôi chỉ có một người có quốc tịch Mỹ, hôn nhân là cách nhanh nhất để người còn lại cũng có quốc tịch Mỹ. Hôn nhân giúp họ có thể sống hợp pháp trong cùng một quốc gia, và cho họ các quyền lợi và bảo hiểm y tế mà các công dân ngoài quốc tịch không thể có được khi sống tại Mỹ. Điều này vô tình khiến nhiều người cố tình lợi dụng hôn nhân để nhập cư vào Mỹ, vì lợi ích và quyền lợi mà cưới chứ không phải vì tình yêu.
Ví dụ như Shirley Tittermary và chồng đã yêu nhau suốt 3 năm, nhưng không cảm thấy cưới xin là việc cần thiết. Sau đó vì có con, muốn con của mình được hưởng các lợi ích hợp pháp của chính phủ, họ mới đi đến quyết định đăng ký kết hôn. “Khi đó, tôi còn đi làm mà không có bất cứ bảo hiểm nào, trong khi chồng tôi là người Mỹ lại nhận được vô số biệt đãi từ công ty. Cho đến khi chúng tôi có thai ngoài ý muốn, chúng tôi mới thật sự thúc ép mình kết hôn, vì chỉ có vậy các chi phí sinh sản, bảo hiểm và sức khỏe của tôi và con mới được đảm bảo.”
Đối với các cặp đồng giới, hôn nhân là cứu cánh cho sự an toàn của chính bản thân họ. Vào những năm 1980 khi đại dịch AIDS/ HIV bùng nổ, các bệnh viện không cho phép những người đồng tính nam đến thăm nửa kia của họ, và hiển nhiên những người này cũng không được nhận bất cứ biệt đãi pháp lý hay hỗ trợ y tế nào. Thậm chí khi chết đi, hai người trong cùng một mối quan hệ đồng giới không được phép thụ hưởng tài sản của người kia, vì họ không được công nhận là “một mối quan hệ hợp pháp”.
“Khi tôi còn học trung học, tôi nhớ đã đọc một câu chuyện về một cặp đồng tính nữ. Một người bị bệnh và sau đó người kia không được phép đến thăm cô ấy trong bệnh viện, dường như vì họ không kết hôn nên việc thăm bệnh cũng trở thành bất hợp pháp”, nhà văn và diễn viên hài đồng tính Kristin Rowan bức bối: “Vì vậy, một trong những lý do của tôi để quan tâm đến việc kết hôn là để đảm bảo vợ tôi và tôi có thể gặp nhau trong trường hợp khẩn cấp như vậy.”
Vậy, tương lai của hôn nhân là gì? Theo xu hướng chung của thế giới, nếu càng về tương lai hôn nhân càng mang lại ít lợi ích hơn cho các cặp đôi, thì tỉ lệ hôn nhân sẽ càng giảm sút. Tuy nhiên, khái niệm hôn nhân vẫn sẽ là một khái niệm đẹp và linh thiêng trong tình yêu. Theo một khảo sát, dù tỉ lệ hôn nhân giảm sút thì trong đó, cũng chỉ có 23% người kết hôn nói rằng họ kết hôn là vì các lợi ích của nó, 88% còn lại vẫn nói rằng động lực duy nhất thúc giục họ tiến tới hôn nhân là tình yêu.
Nguồn: Refinery29
Nguồn ảnh: Cloé Bourguignon
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list