Khái niệm về chất nhũ hoá có lẽ còn chút mới lạ với nhiều người. Trong bài viết dưới đây, Đẹp 365 sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật về loại thành phần này trong mỹ phẩm, để bạn có thể hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng của chúng trên làn da. Nào, hãy cùng theo chân Đẹp 365 tìm hiểu về chất nhũ hoá trong mỹ phẩm nhé!
Chất nhũ hoá là gì?
Chất nhũ hoá thường được sử dụng như một chất phụ gia để giúp giảm sức căng bề mặt tiếp xúc giữa 2 hay nhiều chất lỏng và ổn định cấu trúc hệ nhũ tương – hợp chất gồm 2 chất lỏng không hoà tan được với nhau. Từ đó, giảm đi hiện tượng giọt và tạo nên một hỗn hợp đồng nhất. Thông thường, chất nhũ hoá thường có cấu tạo từ ester của các axit béo cùng rượu.
Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, chất nhũ hoá rất được ưa chuộng trong khâu điều chế mỹ phẩm, nhờ vào khả năng cân bằng kết cấu, điều chỉnh độ pH và làm đặc kết cấu của sản phẩm. Cụ thể, các nhà sáng chế mỹ phẩm thường sử dụng loại chất này để làm một chất chống trôi, giúp hoà tan dầu và nước lại với nhau. Không những thế, chất nhũ hoá cũng được sử dụng trong chế biến thực phẩm để ngăn ngừa hiện tượng tách lớp ở các sản phẩm như sữa chua, kem, socola, sữa, bánh kẹo,…
Như đã đề cập, chất nhũ hoá là một chất phụ gia – thành phần phụ thêm, nên chúng sẽ không có một giá trị dinh dưỡng nào đối với làn da và cơ thể. Thay vào đó, chúng chỉ có thể được sử dụng để ổn định kết cấu của sản phẩm là chủ yếu.
Đâu là tác dụng phụ của chất nhũ hoá đối với sức khoẻ?
Tác dụng phụ của chất nhũ hoá đối với làn da khi bôi ngoài da
Phản ứng dị ứng da phổ biến nhất khi sử dụng các sản phẩm có liều lượng chất nhũ hoá cao là chảy nước mắt hoặc ngứa mắt, tóc dễ gãy hoặc khô và ngứa da. Về lâu dài, hóa chất này có thể gây tổn thương cho da như bong tróc, đóng vảy, phồng rộp và cảm giác nóng rát khi sử dụng sản phẩm. Để an toàn bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nồng độ không lớn hơn 5% thích hợp để sử dụng hằng ngày.
Tác dụng phụ khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có chứa thành phần nhũ hoá
Chất nhũ hoa được sử dụng khá rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm. Và việc tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm có chứa thành phần nhũ hoá cũng sẽ khiến cho cơ thể bạn mắc phải các bệnh về đường ruột và béo phì. Theo nghiên cứu mới của Mỹ được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Ung thư, chất này còn có khả năng gây tử vong. Thế nên, bạn hãy cố gắng điều tiết và hạn chế sử dụng các sản phẩm chế biến sẵn để bảo vệ sức khoẻ của mình.
Cách sử dụng đúng cách các sản phẩm chăm sóc da
Đối với làn da, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chứa chất nhũ hoá hằng ngày. Tuy nhiên, các sản phẩm này phải đảm bảo được độ an toàn và liều lượng tiêu chuẩn mà FDA đặt ra để giúp bảo vệ làn da của bạn khỏi kích ứng. Để an toàn bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nồng độ không lớn hơn 5% thích hợp để sử dụng hằng ngày.
Một số loại chất nhũ hoá thường được sử dụng trong ngành điều chế mỹ phẩm
Triethanolamine (TEA) là một chất lỏng trong suốt, không màu và có mùi nồng giống amoniac. Đây là một amin thu được từ quá trình phản ứng của ethylene oxide với amoniac. Loại chất này thường được sử dụng trong các loại mỹ phẩm từ nước hoa đến chăm sóc tóc và chăm sóc da.
Cosmagel 305 có dạng gel không mùi, có màu trắng đục hoặc trắng trong có độ nhớt. Đây là một chất tạo đặc, tạo độ nhớt, sền sệt cho các sản phẩm mỹ phẩm. Thành phần cho phép tạo kết cấu gel nhanh chóng mà không cần gia nhiệt hoặc trung hòa.
Aquagel 45 cho phép bạn tạo nên kết cấu gel hoặc kem cho sản phẩm nhanh chóng, trong môi trường nước mà không cần gia giảm nhiệt. Và thích hợp sử dụng cho các loại kem có chứa dung môi phân cực, silicone hoặc các hoạt chất gốc acid.
Lunamer thường được dùng để làm nền trong các sản phẩm kem dưỡng da. Loại chất này cho phép sản phẩm thấm nhanh, mềm mượt và hầu như không gây cảm giác bết rít trên da và được sử dụng trong các sản phẩm như lotion, kem dưỡng chuyên sâu.
Sáp polawax là chất nhũ hoá được sử dụng nhiều trong các sản phẩm có kết cấu dạng kem và hỗ trợ tạo khả năng chống trôi trong các sản phẩm.
Sáp ong không chỉ được sử dụng như một chất phụ gia để tạo độ cứng cho các sản phẩm (son môi, lotion, gel tẩy lông,… ), mà chúng còn có khả năng dưỡng ẩm cho da.
Cetyl alcohol là thành phần nhũ hoá khá phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da. Thành phần này cho phép bạn tạo độ cứng cho các sản phẩm dạng kem, giúp sản phẩm dễ bôi và sử dụng. Ngoài ra, đây cũng được xem như một chất hỗ trợ ổn định nhũ tương trong các công thức mỹ phẩm.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được về công dụng cũng như cách sử dụng các sản phẩm chăm sóc da và thực phẩm có chứa nhũ hoá đúng cách, để bảo vệ sức khoẻ cơ thể và làn da của mình. Đừng quên theo dõi thêm những bài viết khác để bỏ túi thêm một số kiến thức về làm đẹp nhé!
- Super affordable
- Comes in a pack of 12, so they last a very long time
- The blades feel a bit duller than some of the other options on this list